17:06 19/06/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 19/6 Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam đã thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự án Luật Phòng không Nhân dân.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 19/6 Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam đã thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự án Luật Phòng không Nhân dân.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

Toàn cảnh thảo luận tại tổ.

Tham gia góp ý về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời góp ý, bổ sung một số nội dung nhằm đảm bảo luật được xây dựng chặt chẽ và sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình thực hiện khi luật ban hành, có hiệu lực.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu thảo luận tại tổ.

Đại biểu Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Chính phủ trình tại kỳ họp.

Để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật, đại biểu Lại Thế Nguyên tham gia góp ý một số ý kiến đó là: Điều 4: Dự thảo luật quy định chính sách của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; trong đó, mới quy định việc đảm bảo về nguồn ngân sách, về cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện khác đảm bảo cho lực lượng chuyên trách thực hiện phòng cháy chữa cháy, mà dự thảo chưa quy định việc bố trí kinh phí, điều kiện khác để phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho người dân, nhất là phổ biến kiến thức này trong học sinh, sinh viên; cũng như chưa có chính sách để huy động các tầng lớp Nhân dân, các nguồn lực trong xã hội tham gia phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Do đó, đề nghị bổ sung thêm nội dung này vào trong Điều 4.

Điều 7: Quy định trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (trong đó, quy định trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, cơ quan tổ chức và hộ gia đình). Nội dung này đúng nhưng chưa đủ, nên xác định rõ trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của chính quyền các cấp (UBND các cấp) và cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy các cấp, như thế mới đầy đủ và hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Điều 14: Thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Điều 15: Nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Để đơn giản hoá thủ tục, tránh phiền hà, kéo dài về thời gian trên thực tế, đại biểu Lại Thế Nguyên đề nghị nên giao cho một cơ quan có trách nhiệm chính trong việc thẩm tra, thẩm định và nghiệm thu, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, thay vì giao cho hai cơ quan (cơ quan chuyên môn về xây dưng, cơ quan công an) như dự thảo Luật.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Mai Văn Hải thảo luận tại tổ.

Đại biểu Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị làm rõ thêm phạm vi điều chỉnh để không mâu thuẫn, trùng lắp với Luật Phòng, chống thiên tai. Chính vì vậy, vấn đề cứu nạn, cứu hộ được điều chỉnh lần này chủ yếu liên quan đến vấn đền về chữa cháy do lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Về các chính sách trong dự thảo Luật, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị nên quy định cụ thể, rõ ràng hơn để dễ tổ chức thực hiện. Về công tác nghiệm thu, công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, đại biểu cho rằng, để giảm bớt thủ tục hành chính, thì nên kết hợp công đoạn nghiệm thu và kiểm tra, từ đó sẽ rút ngắn thời gian đưa vào sử dụng các công trình liên quan đến phòng cháy, chữa cháy...

Góp ý về dự án Luật Phòng không Nhân dân, đại biểu Cầm Thị Mẫn thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng không Nhân dân với những cơ sở chính trị, pháp lý được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Cầm Thị Mẫn thảo luận tại tổ.

Góp ý về việc bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho rằng, qua nghiên cứu dự thảo luật và các hồ sơ liên quan, Ban soạn thảo đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; bám sát các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để cụ thể hoá các quy định trong dự thảo luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng - an ninh trên không; chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quốc phòng - an ninh, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các quy định của công ước hàng không dân dụng quốc tế, quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; quy định của các luật liên quan để bổ sung, chỉnh lý đảm bảo chi tiết, cụ thể không chồng chéo, trùng lặp tăng tính khả thi trong thực tế.

Về nguyên tắc cụ thể trong tổ chức hoạt động Phòng không Nhân dân, trong đó khoản 6 đặt ra 2 vấn đề, theo đại biểu Cầm Thị Mẫn cần phải xem xét, làm rõ. Một là: Tổ chức, hoạt động của phòng không Nhân dân được thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. Hai là: Tổ chức, hoạt động phòng không Nhân dân bảo đảm hợp lý, kịp thời, hiệu quả, an toàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, cách quy định như vậy chưa rõ ràng về nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng không Nhân dân; đặc biệt, khi có tình huống chiến tranh thì bộ phận nào hoạt động thường xuyên, làm nòng cốt, chuẩn bị các cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chiến đấu chống kẻ thù? Và việc tập trung nguồn lực trong đó bao gồm cả nguồn nhân lực, các điều kiện đảm bảo của các địa phương để tổ chức, hoạt động phòng không Nhân dân; tổ chức huấn luyện chuẩn bị chiến đấu trong tình huống có chiến tranh. Do đó, Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quy định một cách cụ thể, rõ về nguyên tắc, trách nhiệm, để khi luật được áp dụng trong thực tiễn đảm bảo hiệu quả tốt nhất...

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]