Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Nghe các tờ trình và báo cáo kết quả giám sát
Chiều 8/7, dưới sự chủ tọa của các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục diễn ra với phần trình bày tờ trình và báo cáo kết quả giám sát.
Toàn cảnh kỳ họp.
Các đại biểu tham dự kỳ họp
Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tích cực
Mở đầu, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày báo cáo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình đã được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ; về cơ bản các cơ chế, chính sách, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã được ban hành kịp thời, có nhiều đổi mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tạo điều kiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch đã đề ra.
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; có 360/465 xã đạt chuẩn NTM; có 90 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Số lượng sản phẩm OCOP thuộc nhóm 5 tỉnh dẫn đầu cả nước và đa dạng về chủng loại. Toàn tỉnh có 496 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm hạng 4 sao, 438 sản phẩm 3 sao của 344 chủ thể OCOP (73 doanh nghiệp, 102 HTX, 10 tổ hợp tác, 159 hộ sản xuất, kinh doanh)...
Các đại biểu tham dự kỳ họp.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế đó là: Công tác triển khai, tuyên truyền ở một số địa phương chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, chưa thực sự có chiều sâu; nội dung tuyên truyền chưa sát với tình hình thực tế. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại một số địa phương chưa thực sự bền vững; còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền trong tỉnh.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đã được quan tâm, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, tỷ lệ nông sản được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ vẫn còn ít; việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM còn rất khó khăn, nhất là các nguồn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và trong Nhân dân...
Tăng cường quản lý một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Theo báo cáo, trong những năm qua, chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT vừa tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh trật tự. Lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động triển khai thực hiện và đề ra nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đối với các hành vi lợi dụng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Các đại biểu tham dự kỳ họp.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng; việc cấp phép kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT được tiến hành công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân trong quá trình đăng ký và hoạt động kinh doanh.
Công tác thanh tra, kiểm tra được các ngành chức năng tăng cường thường xuyên, đã kịp thời chấn chỉnh khắc phục những hạn chế, bất cập; đồng thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm phạm luật và đấu tranh với các loại tội phạm. Kết quả trên đã góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, tạo môi trường ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các đại biểu tham dự kỳ họp.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Việc quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, nhất là các kinh doanh dịch vụ cầm đồ, karaoke, thẩm mỹ, xoa bóp... ở một số địa phương chưa chặt chẽ, vẫn để xảy ra tình trạng các cơ sở hoạt động biến tướng, trá hình, vi phạm pháp luật và phát sinh các tệ nạn xã hội, gây mất ANTT trên địa bàn thậm chí phải xử lý hình sự. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa quyết liệt, kết quả xử lý vi phạm chưa tương xứng với hành vi vi phạm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe...
Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện
Đồng chí Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh trình bày báo cáo của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023.
Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Tuấn Tưởng trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Theo đó, trên cơ sở quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, các chính sách do Trung ương và tỉnh ban hành, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh, các chính sách, chế độ ưu đãi người có công, thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh được thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ và cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thực hiện. Các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh triển khai thực hiện các quy định về chính sách đối với người có công đầy đủ, kịp thời, thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng, nhà nước và Nhân dân đối với người có công. Đời sống người có công và thân nhân người có không ngừng được nâng cao, đến nay toàn tỉnh không có gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, có trên 99,8% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng ở một số địa phương có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách đối với người có công chưa thường xuyên. Công tác theo dõi và quản lý đối tượng người có công trên địa bàn cấp xã có nơi, có lúc chưa chặt chẽ...
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt nhiều kết quả tích cực
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh trình bày báo cáo của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình đã được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ, rộng khắp; đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước chỉ đạo, điều hành, các cơ chế, chính sách, các văn bản triển khai thực hiện, qua đó tạo hành lang pháp lý để thực hiện Chương trình.
Chương trình đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh, cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa từng bước phát triển; đời sống của Nhân dân được cải thiện rõ rệt; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu...
Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 giảm 4,15%, từ 15,19% xuống còn 11,05% (giảm 9.540 hộ nghèo từ 35.229 hộ xuống còn 32.582 hộ); thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ước đến hết năm 2023 là 40,7 triệu đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình theo quy định chưa được quan tâm, bố trí. Việc thanh toán, quyết toán các công trình, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng còn chậm so với quy định; công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng một số công trình chưa được quan tâm dẫn đến công trình nhanh xuống cấp...
Tập trung giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Tiếp đó, đồng chí Lê Thị Hương, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh trình bày báo cáo của Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổng hợp kết quả thẩm tra giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, 11, 14 và 17 HĐND tỉnh khóa XVIII.
Đồng chí Lê Thị Hương, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh trình bày báo cáo.
Theo đó, trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời thực hiện phân loại và có văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra, tăng cường phối hợp, nâng cao trách nhiệm, chất lượng tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri và báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện đúng thời hạn yêu cầu.
Việc giải quyết các kiến nghị của cử tri trong thời gian qua đã được Thường trực HĐND, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân trong tỉnh. Qua đó, đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh kỳ họp.
Qua thẩm tra cho thấy, đa số các nội dung kiến nghị được UBND tỉnh trả lời rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, có giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể, cơ bản giải đáp được những kiến nghị mà cử tri quan tâm; chất lượng giải quyết các ý kiến, kiến nghị được nâng lên. Nhiều kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 17 và các kỳ họp trước đã được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết dứt điểm, như: thực hiện đầu tư sửa chữa nâng cấp tuyến đường Kênh Nam 506 từ thị trấn Thiệu Hoá đi huyện Thọ Xuân; nâng cấp tuyến mặt đê sông Cầu Chày; thi công dự án kè chống sạt, trượt bờ tả sông Mã; bố trí kinh phí đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh...
Các đại biểu tham dự kỳ họp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 17 và các kiến nghị đang được giải quyết, chưa được giải quyết của các kỳ họp trước còn một số tồn tại, hạn chế: Vẫn còn nhiều nội dung mà cử tri kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm, cụ thể có 123/334 kiến nghị đang giải quyết chiếm 36,83%. Một số kiến nghị UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả giải quyết còn chậm, kéo dài, cử tri nhiều lần kiến nghị, đến nay vẫn còn 83/242 kiến nghị từ các kỳ họp trước vẫn chưa giải quyết xong chiếm 34,30%...
Đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày Tờ trình.
Tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày Tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh đề nghị thông qua Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2025.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo của UBND tỉnh.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày báo cáo của UBND tỉnh về các tờ trình tại kỳ họp, gồm: Phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết năm 2024. Phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa (đợt 3). Bổ sung nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh năm 2023 chuyển sang thực hiện năm 2024 (đợt 2), nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn dự bị động viên) và nguồn tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 (đợt 1) vào Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa. Chấp thuận danh mục dự án phải thu hồi đất, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh đợt 4, năm 2024.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 45 vào cụm công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Sửa đổi một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND, ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hoá. Bãi bỏ Nghị quyết số 387/2021/NQ-HĐND, ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Quy định về số lượng, chức danh, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chủ trương đầu tư Dự án triển khai hoàn thiện hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Thanh Hoá đảm bảo kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã. Chủ trương đầu tư Dự án mua sắm hệ thống máy xạ trị gia tốc tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Sửa đổi điểm c khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND, ngày 11/12/2022 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; trẻ em, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Sửa đổi, bổ sung phụ lục Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND, ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Đào Xuân Yên đã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra các tờ trình.
Tiếp đó, đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh đại diện cho các Ban HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.
Tiếp tục đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Tiếp tục thảo luận tại kỳ họp, các đại biểu cho rằng: Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm thể hiện rõ sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngay từ đầu năm. Đó cũng là kết quả của sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân.
Toàn cảnh kỳ họp.
Các đại biểu cũng nêu bật những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế liên quan đến nhiều vấn đề như công tác lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; hoạt động thu ngân sách nhà nước; tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án xử lý chất thải rắn; phát triển nhà ở cho công nhân...
Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hoá Ngô Đình Hùng phát biểu tại Kỳ họp.
Các đại biểu cũng dự báo tình hình tác động đến sự phát triển của tỉnh và nêu lên những giải pháp cần tập trung ưu tiên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực như: Tăng cường làm việc, đấu mối, phối hợp với các bộ, ngành của Trung ương, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường để tăng chỉ tiêu chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước sang các loại đất khác tạo điều kiện để triển khai các dự án đầu tư trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.
Bí thư Huyện uỷ Thiệu Hoá Nguyễn Văn Biện phát biểu tại kỳ họp.
Đề nghị Trung ương kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời nhanh chóng triển khai thực hiện các nội dung điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 100/2023/NQ15 của Quốc hội. Kịp thời phân bổ kinh phí hằng năm cho các cấp, các ngành, địa phương tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định. Thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước...
Đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu cuối phiên thảo luận.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, thay mặt Đoàn chủ tọa kỳ họp, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao ý kiến thảo luận của các đại biểu, trong đó nhiều ý kiến có chất lượng, thảo luận sâu sắc, làm nổi bật những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với tỉnh Thanh Hóa.
Trong đó, đã có 14 ý kiến của các đại biểu tham gia đóng góp vào báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; các báo cáo giám sát của các Ban HĐND tỉnh; các tờ trình trình tại kỳ họp.
Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả Thanh Hóa đạt được 6 tháng đầu năm 2024 các đại biểu cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế; phân tích, đưa ra nhiều giải pháp thực hiện và đề xuất, kiến nghị tỉnh nhiều vấn đề nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Chiều mai (9/7), HĐND tỉnh tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Nhóm PV
{name} - {time}
-
2025-01-22 10:25:00
Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh dâng hoa, dâng hương nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-22 10:00:00
Tập trung giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
2024-07-08 14:59:00
Tiếng nói của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khoá XVIII: Kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khoá XVIII: Kết quả giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2023
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến năm 2023
Điểm nóng 8/7: Bắt ‘ông trùm’ đường dây cho vay lãi ‘cắt cổ’ 629%/năm
Phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII
Tiếp tục “Đoàn kết trong đảng, đoàn kết trong hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân”, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển (*)
[E-Magazine] – Thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới