(Baothanhhoa.vn) - Dưới nắng hè chói chang, oi ả, nhưng vùng bãi bồi ven biển huyện Nga Sơn lại có khí hậu khá mát mẻ nhờ có khu rừng ngập mặn xanh ngút ngàn. Đây chính là đoạn cuối dòng sông Lèn đổ ra cửa biển Lạch Sung chia ranh giới hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc. “Lá phổi xanh” hàng chục năm tuổi chạy dài hơn 5 km, không những giúp điều hòa khí hậu mà còn giữ vai trò to lớn trong chắn sóng và bão tố, bảo vệ cả vùng ven biển rộng lớn và khu nuôi trồng thủy sản hàng trăm héc–ta của huyện Nga Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xanh mướt rừng ngập mặn Nga Sơn

Dưới nắng hè chói chang, oi ả, nhưng vùng bãi bồi ven biển huyện Nga Sơn lại có khí hậu khá mát mẻ nhờ có khu rừng ngập mặn xanh ngút ngàn. Đây chính là đoạn cuối dòng sông Lèn đổ ra cửa biển Lạch Sung chia ranh giới hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc. “Lá phổi xanh” hàng chục năm tuổi chạy dài hơn 5 km, không những giúp điều hòa khí hậu mà còn giữ vai trò to lớn trong chắn sóng và bão tố, bảo vệ cả vùng ven biển rộng lớn và khu nuôi trồng thủy sản hàng trăm héc–ta của huyện Nga Sơn.

Xanh mướt rừng ngập mặn Nga Sơn

Với hàng chục năm tuổi, cây rừng ngập mặn Nga Sơn khá dày, cao từ 5 - 7m, những cây bần chua còn cao hơn 10m.

Cùng ông Mai Văn Công, Bí thư Đảng ủy xã Nga Thủy (Nga Sơn) và một số người dân địa phương, chúng tôi xuôi cánh rừng ngập mặn đang căng tràn sức sống. Tuy đã gần chục lần về với “bức tường xanh” này, nhưng mỗi lần đến đây lại thêm những trải nghiệm thú vị. Đứng trên con đê biển giáp cửa sông Lèn, phóng tầm mắt theo màu xanh cây lá, bằng mắt thường không thể thấy điểm cuối của khu rừng. Theo tìm hiểu, chiều dài của rừng ngập mặn ven biển này hơn 5 km, kéo dài qua vùng ven biển các xã Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Thái.

Càng đi sâu vào khu rừng, một không khí mát lạnh lan tỏa. Rừng cây là sự “chen chúc” của các loài thực vật đầm lầy, như: bần, đước, sú, vẹt, tạo nên quần thể thực vật tương hỗ, chống lại sự khắc nghiệt của bão tố, sóng triều. Cây rừng ở đây cao trung bình từ 5 đến 7m, nhiều cây bần chua cao trên dưới 10m. Từ những thân cây sù sì, mọc ra hệ thống rễ tua tủa như triệu cánh tay ôm trọn bãi sình lầy. Dưới tán cây, khi nước triều rút đi, các loại cua, cáy, cá kèo... rào rào trốn chạy khi thấy bóng người. Thế mới thấy, “lá phổi xanh” nơi cửa biển Nga Sơn này chính là môi trường trú ngụ quan trọng cho các loài thủy sinh sinh trưởng và phát triển. Nơi được coi là hoang vắng, khá xa các khu dân cư này cũng chính là chỗ trú ngụ và kiếm ăn của nhiều loài chim di cư, nhất là loài cò trắng và nhiều loài chim bản địa.

Nguyên là phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn – người được giao theo dõi và phụ trách quản lý rừng ngập mặn của huyện, ông Mai Văn Công nắm khá rõ lịch sử phát triển từng khoảnh của khu rừng. Theo ông, với 450 ha vùng đầm lầy ven biển, từ những năm 1995 – 1996, huyện Nga Sơn được hỗ trợ trồng rừng ngập mặn theo chương trình tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đến những năm 2005 – 2006, rừng tiếp tục được trồng xen và mở rộng bởi dự án trồng mới 5 triệu héc–ta rừng của Chính phủ. Theo các số liệu quản lý của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích khu rừng ngập mặn Nga Sơn là 347 ha, trong đó riêng xã Nga Thủy có tới 290 ha. Hiện có hơn 20 hộ dân các địa phương trong huyện nhận khoán bảo vệ theo từng khoảnh rừng nên công tác bảo tồn khu rừng ngập mặn khá tốt.

Thời điểm chúng tôi đến đây, cũng chính là mùa các cây rừng ngập mặn nở hoa. Theo người dân địa phương, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, màu hoa của các loài sú, vẹt, bần, đước phủ trắng cả khu rừng. Đây cũng là thời điểm, hàng trăm hộ dân trong vùng đưa hàng chục nghìn đàn ong mật về đặt ven rừng để tận dụng nguồn hoa khổng lồ. Mật ong từ hoa rừng ngập mặn có mùi thơm đặc trưng, ngọt nhẹ, được nhiều người ưa thích. Qua mỗi mùa hoa, quả của cây rừng tiếp tục rụng xuống đầm lầy, nhiều chồi non lộc biếc nảy nở, tiếp tục gối lứa và phát triển rộng thêm diện tích ra các vùng ven. Những bộ rễ tiếp tục cắm sâu, tạo nên thế cây vững chãi, giữ vai trò ngăn sóng chắn gió, bảo vệ an toàn cho tuyến đê. Phía trong khu rừng, là khu vực nuôi trồng thủy sản nước lợ được coi là lớn thứ 2 tại tỉnh Thanh Hóa được bảo vệ an toàn trước bão tố, triều dâng.

Được bảo tồn tốt nên khu rừng ngập mặn Nga Sơn được đánh giá là có sinh khối lớn bậc nhất tại Thanh Hóa hiện nay với hệ thống cây trưởng thành hàng chục năm tuổi. Cánh rừng đã phủ một màu xanh miên man, ngoài bảo vệ môi trường sinh thái còn tạo nhiều sinh kế cho cư dân quanh vùng.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]