(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã Xuân Giang (Thọ Xuân) đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình sản xuất, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn.

Xã Xuân Giang thúc đẩy phát triển kinh tế

Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, xã Xuân Giang (Thọ Xuân) đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình sản xuất, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn.

Xã Xuân Giang thúc đẩy phát triển kinh tế

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Ngô Đình Tuấn, xã Xuân Giang.

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nội dung quan trọng, mang tính ổn định bền vững, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới; trong những năm qua, xã Xuân Giang đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn; chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; bên cạnh những loại cây trồng truyền thống, người dân đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, như khoai sọ, rau màu các loại, cây ăn quả... Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi và phát triển trang trại chăn nuôi.

Anh Ngô Đình Tuấn, một trong những hộ dân mạnh dạn tiên phong thuê đất trồng mía kém hiệu quả để cải tạo, đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp, cho biết: "Với diện tích hơn 3 ha, tôi đã được cán bộ nông nghiệp xã định hướng trồng các loại cây ăn quả, như bưởi, bơ, na, ổi... Tuy nhiên, thời gian để cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế khá dài nên xã đã khuyến khích kết hợp với chăn nuôi gà, dê, lợn rừng để lấy ngắn nuôi dài. Để chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh, tôi đã xây dựng khu chuồng nuôi kiên cố, sử dụng đệm lót sinh học, xây dựng hầm biogas, tiêm vắc-xin phòng bệnh... Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chăm sóc cây ăn quả như cắt ghép cành, bọc quả, sử dụng phân bón hữu cơ... Đến nay, con nuôi đã đến kỳ xuất chuồng, một số diện tích cây ăn quả của gia đình đã cho thu hoạch và doanh thu dự kiến đạt hơn 1 tỷ đồng”.

Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Giang đã triển khai thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất cho các thành viên và người dân, như thủy lợi, gieo cấy bằng máy, cung ứng giống, phân bón và vật tư nông nghiệp, ký các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm nông sản... Hằng năm, HTX đã làm “cầu nối” liên kết sản xuất giữa người dân với Công ty TNHH Giống cây trồng Trường Thành triển khai vùng lúa chuyên canh, với tổng diện tích 140 ha/năm; ký hợp đồng với các doanh nghiệp bò sữa trồng ngô dày... Xã luôn tạo điều kiện để người dân tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức, triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch đề ra; đồng thời, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Nhờ đó, chăn nuôi trên địa bàn xã luôn ổn định, ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô trang trại, gia trại. Bên cạnh phát triển sản xuất, UBND xã đã tạo mọi điều kiện về mặt bằng sản xuất để các hộ tham gia phát triển kinh tế.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn được quan tâm và hiện nay, toàn xã có khoảng 1.176 hộ sản xuất, kinh doanh với các nghề xay xát, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải... giải quyết việc làm cho khoảng 350 lao động, với thu nhập ổn định.

Ông Ngô Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, cho biết: Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế đã nâng thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã lên 55 triệu đồng/người/năm. Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, UBND xã sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, như khuyến khích người dân chuyển đổi một phần diện tích sản xuất mía, lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật; gắn với bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, như rau màu, cây ăn quả... Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, an toàn sinh học; thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]