(Baothanhhoa.vn) - Nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, nhiều hộ dân, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất. Cùng với đó, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cũng đã hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư máy móc trong sản xuất, chế biến nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp.

Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, nhiều hộ dân, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất. Cùng với đó, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cũng đã hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư máy móc trong sản xuất, chế biến nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp.

Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Lắp đặt hệ thống máng ăn, uống tự động trong chăn nuôi gia cầm.

Trang trại chăn nuôi gà của chị Lê Thị Huế, xã Yên Phú (Yên Định) luôn duy trì tổng đàn hơn 12.000 con/lứa. Để nâng cao năng suất, giảm chi phí thuê nhân công cũng như hạn chế mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, chị Huế đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng CGH trong cải tạo hệ thống chuồng trại. Chị đã lắp đặt máy trộn thức ăn công nghiệp để chủ động nguyên liệu, có thể thay đổi theo mùa thu hoạch nông sản tại địa phương và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu này để giảm giá thành sản xuất; chủ động khẩu phần dinh dưỡng, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi... Sau đó, thức ăn, nước uống được tự động chuyển đến máng theo đúng định lượng; từ đó giúp giảm được chi phí thuê nhân công cho gà ăn, hạn chế thức ăn rơi vãi, bảo đảm vệ sinh chuồng trại. Theo đánh giá của chị Huế: Sử dụng thức ăn tự trộn thay thế thức ăn công nghiệp có thể tiết kiệm 10 - 20% chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Là một trong những địa phương đi đầu trong sản xuất nông nghiệp, huyện Thọ Xuân đã nhân rộng diện tích trồng rau màu các loại, cây ăn quả, cây mía theo hướng công nghệ cao; tăng diện tích áp dụng hệ thống tưới tự động lên 350 ha đối với cây ăn quả, 550 ha đối với cây mía. Ứng dụng CGH đồng bộ trong sản xuất cây lúa, ngô, mía như: khâu làm đất 100%, khâu gieo trồng và chăm sóc 50% trong sản xuất cây lúa; 100% trong khâu thu hoạch cây lúa, mía; 30% trong sản xuất cây ngô; 100% trong khâu vận chuyển.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, có 85% các trang trại chăn nuôi gia cầm ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm men vi sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 90% các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô chuồng kín hiện đại, nuôi các giống lợn có năng suất cao, chất lượng tốt; ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất phục vụ việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Bên cạnh đó, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng đã mạnh dạn đầu tư sử dụng hệ thống máy quạt nước, máy sủi ô-xy trong các ao nuôi; ứng dụng công nghệ camera để kiểm soát đối tượng nuôi từ xa; quy trình tầm soát vi khuẩn gây bệnh và quy trình công nghệ xử lý nước nuôi tôm tuần hoàn...

Thực tế cho thấy, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh áp dụng CGH vào sản xuất nông nghiệp; do đó, số lượng máy và tỷ lệ áp dụng CGH vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng. Toàn tỉnh hiện có gần 1.500 máy kéo các loại, 160 máy cấy lúa, 600 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt và vò lúa, 7 máy thu hoạch mía. Theo đó, diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất 94,5%, gieo trồng 13%, thu hoạch 70%, vận chuyển 95%. Trong chăn nuôi đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò; nhiều trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn, núm uống nước tự động. Thủy sản đẩy mạnh CGH trong nuôi tôm thâm canh. Việc áp dụng CGH trong sản xuất không chỉ bảo đảm kịp thời vụ mà còn, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian... Từ đó, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10 đến 15%, giảm tổn thất sau thu hoạch khoảng 5%...

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng CGH vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, tạo thuận lợi cho việc đưa CGH vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn tại các địa phương. Cùng với CGH trong các khâu làm đất và thu hoạch, cần chú trọng đến áp dụng CGH các khâu sản xuất và chế biến nông sản; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất... Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi đưa CGH vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]