(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26-12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết nhiệm vụ ngân hàng năm 2020 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021. Hội nghị được kết nối với 63 điểm cầu tại NHNN chi nhành các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị.

Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Ngày 26-12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết nhiệm vụ ngân hàng năm 2020 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021. Hội nghị được kết nối với 63 điểm cầu tại NHNN chi nhành các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị.

Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tham dự tại điểm cầu NHNN chi nhánh tỉnh Thanh Hoá

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Sỹ Diến, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh.

Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành, giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11-2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá

Các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Đến 21-12-2020, tín dụng tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng. Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 01, nhưng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ đồng.

Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng. Tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng với nhiêu chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng 10 năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng, tăng 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019; số lượng giao dịch thanh toán qua internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng…

Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Toàn cảnh điểm cầu tại Hà Nội (ảnh khai thác)

Tại hội nghị, đại diện NHNN Việt Nam đã nêu ra 5 mục tiêu trọng tâm cho sự phát triển của toàn hệ thống năm 2021. Đó là: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4%; Ổn định thị trường tiền tệ; Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%, tín dụng tăng 12%; Kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực, thành tích mà ngành ngân hàng đã đạt được trong năm vừa qua. Đồng thời, nhấn mạnh vị trí của ngành ngân hàng đối với sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước. Năm 2020, ngành ngân hàng đã có bước phát triển vượt bậc, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu kép năm 2020. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đã chủ động, tiên phong trong việc đề ra những giải pháp ứng phó, khắc phục, hỗ trợ thiệt hại của dịch bệnh COVID-19 với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, việc xử lý các TCTD yếu kém còn gặp nhiều trở ngại, cần tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu và phòng ngừa nguy cơ gia tăng do một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, thị trường tài chính thế giới biến động. Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầy thách thức với nền kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do đó, ngành cần hạn chế nợ xấu; chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ ban hành ngày 1-1-2020 và chủ động theo dõi sát tình hình để tham mưu kịp thời cho Chính phủ trước các biến động vĩ mô.

Cần chú ý công tác dự báo, ứng phó chính sách trước biến động quốc tế, khu vực. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại, TCTD phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu và tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng với thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất…Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu sau hội nghị trực tuyến

Phát biểu sau hội nghị trực tuyến, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng cảm ơn và ghi nhận những thành tích mà hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đạt được trong năm vừa qua. Trong đó, việc hỗ trợ giảm lãi suất, giãn nợ cho doanh nghiệp và người dân là một trong những chính sách hữu hiệu, nhân văn. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị NHNN Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam về hoạt động ngân hàng. Các TCTD cần nghiên cứu thẩm định trước, trong và sau khi cho vay vốn; đặc biệt phải chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và quy định của NHNN về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầy thách thức với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nên các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh cần quyết tâm, nỗ lực cao. Đồng chí mong muốn các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu các giải pháp để thực hiện tốt hơn việc xử lý nợ xấu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các TCTD xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, từ đó tạo thêm nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Lê Hoà


Lê Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]