(Baothanhhoa.vn) - Cùng với khai thác hải sản, sự phát triển của các dịch vụ hậu cần nghề cá đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản ở TP Sầm Sơn phát triển, tạo dựng điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển. Đồng thời, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trên bờ, góp phần nâng cao sản lượng khai thác hải sản hằng năm của địa phương.

TP Sầm Sơn phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Cùng với khai thác hải sản, sự phát triển của các dịch vụ hậu cần nghề cá đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản ở TP Sầm Sơn phát triển, tạo dựng điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển. Đồng thời, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trên bờ, góp phần nâng cao sản lượng khai thác hải sản hằng năm của địa phương.

TP Sầm Sơn phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Cung cấp đá lạnh cho tàu cá tại Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.

Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến được đầu tư xây dựng từ năm 2005, có khả năng tiếp nhận tàu từ 1.000 CV trở xuống, công suất bốc xếp đạt 400 tấn hải sản/ngày. Đây cũng là nơi có âu tránh trú bão với diện tích hơn 40 ha, sức chứa 700 phương tiện tàu thuyền. Trong những năm qua, công tác khơi thông luồng lạch ra vào cảng cá được đầu tư thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào bốc dỡ sản phẩm hải sản và giúp tàu thuyền ra vào khu tránh trú bão. Bên cạnh đó, việc cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho tàu thuyền vươn khơi, như: xăng dầu, đá lạnh, nhu yếu phẩm... cũng phát triển tại cảng. Anh Nguyễn Văn Thuận ở khu phố Vạn Lợi, phường Quảng Tiến là chủ tàu hậu cần nghề cá chuyên cung cấp nhiên liệu, vật dụng và các nhu yếu phẩm cho các tàu khai thác xa bờ, thu mua hải sản và vận chuyển vào bờ, mỗi chuyến ra khơi khoảng 7 đến 10 ngày và toàn bộ sản phẩm đã có doanh nghiệp bao tiêu, không lo bị ép giá.

Các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn TP Sầm Sơn tiếp tục được đầu tư phát triển với quy mô và chất lượng ngày càng tốt hơn. Đến nay, TP Sầm Sơn có hơn 200 tàu dịch vụ thu mua và dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; 35 cơ sở cung ứng đá lạnh; 28 cơ sở cung ứng xăng dầu ven biển; 23 cơ sở cung ứng kinh doanh vật tư ngư lưới cụ; 16 xe đông lạnh chuyên dùng, đã góp phần thúc đẩy nghề khai thác, chế biến thủy, hải sản phát triển. Cùng với đó, hoạt động khai thác hải sản trên biển được địa phương quan tâm thực hiện. Hiện TP Sầm Sơn có 1.670 tàu cá. 3 tháng đầu năm 2022, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 7.000 tấn; ngoài ra, đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của TP Sầm Sơn thu mua hơn 5.000 tấn hải sản cung ứng cho các cơ sở thu mua, chế biến và sản xuất. Với nguồn nguyên liệu khai thác và thu mua ổn định, trên địa bàn thị xã đã phát triển được 40 doanh nghiệp, 450 cơ sở chế biến thủy, hải sản. Bên cạnh đó, các làng nghề chế biến thủy, hải sản truyền thống phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động với thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, TP Sầm Sơn tập trung rà soát, thống kê các phương tiện khai thác hải sản. Đồng thời, chú trọng chuyển đổi nghề khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng sang khai thác xa bờ; tập trung phát triển các nghề khai thác như nghề lưới vây, nghề câu, nghề lưới chụp. Tập trung nạo vét luồng lạch tại cửa Lạch Hới; quy hoạch cảng cá, các bến cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại các xã, phường Quảng Cư, Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu và bốc dỡ hàng hóa cho ngư dân. Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa các phường Quảng Châu, Quảng Thọ, nhằm kết nối, phát triển tour du lịch “Ngược xuôi sông Mã” và các tuyến du lịch khác trên biển. Ngoài ra, thành phố chú trọng triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ cho các cơ sở chế biến thủy, hải sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cụm công nghiệp Quảng Châu - Quảng Thọ. Qua đó, phấn đấu đến năm 2025, có 35% sản lượng thủy sản được sơ chế, chế biến; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng sản lượng hàng đông lạnh xuất khẩu từ 5%/năm. Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, quy hoạch các khu vực nuôi trồng thủy sản trọng điểm và các vùng sản xuất, chế biến thủy sản.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]