(Baothanhhoa.vn) - Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất là một thỏa thuận thương mại ràng buộc về mặt pháp lý giữa Liên minh châu Âu và một số quốc gia xuất khẩu gỗ bên ngoài Liên minh châu Âu. VPA nhằm mục đích đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào châu Âu là hợp pháp và thúc đẩy quản lý rừng bền vững ở các nước xuất khẩu gỗ thông qua nâng cao hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý điều hành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản tại Thanh Hóa

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất là một thỏa thuận thương mại ràng buộc về mặt pháp lý giữa Liên minh châu Âu và một số quốc gia xuất khẩu gỗ bên ngoài Liên minh châu Âu. VPA nhằm mục đích đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào châu Âu là hợp pháp và thúc đẩy quản lý rừng bền vững ở các nước xuất khẩu gỗ thông qua nâng cao hiệu lực pháp luật và năng lực quản lý điều hành.

Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Thường Xuân kiểm tra cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn.

Chính phủ Việt Nam đã đàm phán và ký tắt VPA với Liên minh châu Âu vào ngày 11-5-2017. Tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Chính phủ Việt Nam và EU được bắt đầu từ tháng 11-2010, trải qua nhiều vòng đàm phán, hai bên đã thống nhất ký tắt kết thúc đàm phán Hiệp định, tập trung vào các nội dung chính, bao gồm: Danh mục hàng hóa đưa vào hiệp định VPA để cấp phép FLEGT; Định nghĩa gỗ hợp pháp Việt Nam; Điều kiện quy định cho phép lưu thông tự do vào EU các sản phẩm gỗ được cấp phép FLGT; Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS); Đề cương nhiệm vụ cho đánh giá độc lập; Tiêu chí đánh giá tính sẵn sàng vận hành hệ thống VNTLAS; Công bố thông tin; Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban thực thi chung Hiệp định. Dự kiến Hiệp định sẽ được hai bên phê chuẩn vào cuối năm 2018. Theo đó, ủy ban thực thi chung sẽ được thành lập, đánh giá độc lập về sự sẵn sàng của VNTLAS sẽ được thực hiện làm cơ sở cho cấp giấy phép FLEGT. Giấy phép FLEGT là giấy thông hành cho gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu vào EU theo Quy chế của Hội đồng châu Âu (EC) số 2173/2005 và theo Hiệp định VPA/FLEGT. Theo đó, EU chỉ chấp nhận các lô gỗ, sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam khi các lô hàng đó có giấy phép FLEGT theo danh mục gỗ và sản phẩm gỗ trong hiệp định VPA/FLEGT và hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS), đồng thời không phải chịu trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ theo quy chế gỗ hợp pháp của EU (EUTR995/2010) như đối với các đối tác không tham gia VPA.

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều chính sách nhằm tăng cường thực thi lâm luật, quản lý rừng bền vững, như: Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Quyết định số ngày 5-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng,... việc Hiệp định VPA được thực thi sẽ góp phần tạo ra sự thay đổi trong việc ra quyết định giữa các bên, đảm bảo quyền cũng như các tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng, đây là cơ hội tốt góp phần thúc đẩy toàn diện công tác quản trị rừng theo hướng bền vững ở tất cả các cấp chính quyền và cộng đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân sống phụ thuộc vào rừng, hiện thực các chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, VPA hứa hẹn sẽ thu hút sự tham gia mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ góp phần tăng nguồn lực tài chính trong quản lý rừng bền vững, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ, tạo thêm công việc cho người lao động, góp phần cải thiện an sinh xã hội cho các địa phương.

Bên cạnh những lợi ích, theo đánh giá của các chuyên gia và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, khi thực hiện VPA/FLEGT bên cạnh những khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn như thủ tục cấp phép, thu mua nguyên liệu gỗ có nguồn gốc,... sẽ còn nhiều khó khăn đối với người dân trồng rừng sản xuất và các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ. Cụ thể như, do chưa biết các yêu cầu của VPA/FLEGT, họ chỉ quan tâm đến trồng và khai thác gỗ để bán mà không quan tâm đến các quy định về hồ sơ truy xuất nguồn gỗ cần có các bằng chứng chứng minh từ khâu sử dụng đất trồng rừng, khai thác, tận thu, vận chuyển, mua bán,... do đó sẽ khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Bên cạnh đó, thực thi triệt để lâm luật cũng sẽ tác động đến cuộc sống hàng ngày của một bộ phận không nhỏ người dân sống phụ thuộc vào rừng do họ sẽ bị hạn chế tiếp cận rừng làm mất đi nguồn thu đáng kể hàng ngày từ khai thác các lâm sản ngoài gỗ, thiếu đất sản xuất nông nghiệp,... Đó là những thách thức mà chính quyền địa phương các cấp và ngành lâm nghiệp cần phải quan tâm giải quyết khi VPA/FLEGT có hiệu lực tại Việt Nam.

Thanh Hóa với tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp lớn, với 647.677 ha (gồm: Quy hoạch rừng đặc dụng 82.123,44 ha, rừng phòng hộ 163.538,25 ha, rừng sản xuất 402.015,42 ha), với trên 250 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ và sản phẩm gỗ. Bên cạnh những chính sách về quản lý rừng bền vững đang được thực thi, ngày 11-10-2018 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3932/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt kế hoạch hành động về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030”. Theo đó, ngoài các giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững, còn có giải pháp nâng cao chất lượng rừng trồng gắn với chế biến lâm sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp, gia dụng; nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực canh tranh và giá trị gia tăng của rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; từng bước tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu ổn định, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Với các cơ sở pháp lý này, việc thực thi VPA/FLEGT trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi và chắc chắn sẽ đem đến các tác động tích cực đối với lĩnh vực chế biến gỗ trên địa bàn, là bước khởi đầu cho chính quyền, ngành lâm nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ ở tỉnh Thanh Hóa, góp phần xây dựng hệ thống quản lý và vận hành chuỗi hành trình gỗ hợp pháp bền vững, đáp ứng được các yêu cầu của hiệp định. Tuy nhiên, để VPA/FLEGT vận hành có hiệu quả, rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự chung tay phối hợp, hợp tác của các sở, ban, ngành liên quan và sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp trong chế biến gỗ.

Năm 2018, với sự hỗ trợ của Dự án Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ giai đoạn 2 tại tỉnh Thanh Hóa (FCPF-2), Chi cục Kiểm lâm đã bước đầu đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản tại 11 huyện trọng điểm trong tỉnh, kết quả đánh giá sẽ được tham vấn tại hội thảo cấp tỉnh dự kiến tổ chức trong tháng 11 năm 2018. Đây sẽ là cơ hội để ngành lâm nghiệp Thanh Hóa xem xét và đưa ra định hướng để thực thi VPA/FLEGT có hiệu quả trong thời gian tới.


Bài và ảnh: Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]