(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 200 sản phẩm nông nghiệp; trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy phong phú về chủng loại song nhiều loại nông sản của tỉnh chưa bảo đảm được các yêu cầu về chất lượng nên chủ yếu xuất bán ở dạng sản phẩm thô, giá trị kinh tế không cao. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm từ nông nghiệp đều được người dân tiêu thụ nhỏ lẻ, tự phát tại các chợ truyền thống, thông qua hệ thống thương lái và chỉ phần nhỏ sản phẩm được liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích... Do đó, cần thêm sự chung tay của các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua kênh phân phối hiện đại

Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 200 sản phẩm nông nghiệp; trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy phong phú về chủng loại song nhiều loại nông sản của tỉnh chưa bảo đảm được các yêu cầu về chất lượng nên chủ yếu xuất bán ở dạng sản phẩm thô, giá trị kinh tế không cao. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm từ nông nghiệp đều được người dân tiêu thụ nhỏ lẻ, tự phát tại các chợ truyền thống, thông qua hệ thống thương lái và chỉ phần nhỏ sản phẩm được liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích... Do đó, cần thêm sự chung tay của các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua kênh phân phối hiện đạiDiện tích rau, quả của HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân (Yên Định) được sản xuất theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng.

Trước thực trạng trên, cùng với việc xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên sản xuất các loại nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh. Đồng thời, hàng năm, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã phối hợp, tổ chức trưng bày, triển lãm và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh còn chỉ đạo, khuyến khích các ngành, địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Song, trên thực tế, việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu “trông chờ” vào sự năng động, tự thân của các HTX, doanh nghiệp và người sản xuất.

Sau khi được đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chuyên canh nhiều sản phẩm rau màu, HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tân, xã Định Tân (Yên Định) đã nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là tìm kiếm những kênh phân phối, tiêu thụ hiện đại, như siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm... Ông Trịnh Văn Hiểu, Giám đốc HTX, cho biết: Từ trước khi đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX đã chủ động đem sản phẩm bí xanh, rau ăn lá, cà chua... đi chào bán, giới thiệu ở một số triển lãm, trưng bày của tỉnh, huyện với mong muốn quảng bá, liên kết tìm mối tiêu thụ. Tuy nhiên, hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Sau khi đăng ký vùng sản xuất VietGAP, người nông dân phải sản xuất theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng, sản lượng, có độ đồng đều, quản lý, ghi chép sổ sách nhật ký chăm sóc để có hồ sơ truy xuất nguồn gốc xuất xứ và xây dựng nhãn hiệu... Nhờ đó, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, sản phẩm nông sản đã có đơn đặt hàng từ nhiều bếp ăn tập thể, cửa hàng tiện ích... Đến nay, sản phẩm nông sản của HTX đã có mặt ở một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, siêu thị mini, bếp ăn tập thể của các công ty hoạt động trên lĩnh vực may mặc trên địa bàn và đang hoàn thành thủ tục liên kết với Siêu thị The City chi nhánh tại huyện Yên Định, tiêu thụ sản phẩm bầu, bí xanh...

Thực tế trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị kinh doanh, bán lẻ đã và đang sẵn sàng phối hợp với các địa phương, HTX, người sản xuất để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản. Theo ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, để sản phẩm nông sản có thể tiêu thụ thông qua hệ thống bán lẻ hiện đại thì đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn, cung cấp sản lượng đồng đều, giá cả ổn định, có tem truy xuất nguồn gốc hoặc cao hơn là mã số vùng trồng cho nông sản. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, số lượng nông sản bảo đảm các điều kiện trên chưa nhiều. Vì vậy, siêu thị chỉ mới hợp tác tiêu thụ sản phẩm với khoảng 10 đơn vị sản xuất nông sản, tiêu biểu, như: trứng gà của Công ty TNHH Hiền Nhuần; rau, quả an toàn của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (Thiệu Hóa), một số cơ sở sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa)...

Theo thống kê của Liên minh HTX, tỉnh Thanh Hóa hiện có 452 HTX có tham gia chuỗi liên kết sản xuất bền vững và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, mấu chốt trong tiêu thụ nông sản hiện nay không nằm ở khâu thị trường mà nằm ở khâu sản xuất. Việc nông dân mở rộng quy mô sản xuất liên tiếp, tràn lan đang khiến nguồn cung của nhiều mặt hàng nông sản vượt so với nhu cầu thị trường. Từ đó, tạo sức ép lên giá cả, gây nhiều khó khăn và áp lực cho vấn đề tiêu thụ nông sản. Hơn nữa, để sản phẩm nông nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định cần bảo đảm tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bởi, quy trình sản xuất bảo đảm quy chuẩn không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà còn khẳng định giá trị thương hiệu cho các đơn vị cung cấp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cung ứng nông sản của địa phương.

Để “mở đường” cho sản phẩm nông sản tiếp cận với hệ thống phân phối hiện đại, các cấp chính quyền, địa phương và các ngành có liên quan của tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ngành nông nghiệp rà soát, cung cấp danh sách đơn vị, HTX, cơ sở sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, thông tin tới doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm để kết nối, hợp tác. Đồng thời, cung cấp thông tin về doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi phân phối, chế biến, xuất khẩu... cho các địa phương sản xuất hàng nông sản bảo đảm chất lượng để các tập thể, cá nhân hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ. Bên cạnh đó, thông qua các triển lãm, hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại... ngành công thương đã và đang triển khai nhiều chương trình cho các nhà sản xuất, nhà phân phối gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]