(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch thành lập 3.000 doanh nghiệp (DN) mới. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh Thanh Hóa xác định mục tiêu trọng tâm vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt “mục tiêu kép” này, công tác hỗ trợ và phát triển DN đóng vai trò quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ, thành lập doanh nghiệp mới

Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch thành lập 3.000 doanh nghiệp (DN) mới. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh Thanh Hóa xác định mục tiêu trọng tâm vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt “mục tiêu kép” này, công tác hỗ trợ và phát triển DN đóng vai trò quan trọng.

Thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ, thành lập doanh nghiệp mới

Sản xuất tại Công ty TNHH Bánh kẹo Nam Hương, TP Thanh Hóa.

Theo đánh giá của Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, phát triển DN năm 2021 được đánh giá là có nhiều thuận lợi khi trên địa bàn tỉnh, ngày càng nhiều các dự án đầu tư mới được triển khai thi công. Bên cạnh đó, nhận thức về phát triển DN của cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như người dân đã được nâng lên rõ rệt trong những năm gần đây.

Mặc dù bước vào năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tác động lên nhiều ngành sản xuất, nhưng theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh vẫn thành lập mới được 1.861 DN, đạt 62% kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng vốn điều lệ DN đăng ký 20.628,6 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Thanh Hóa vẫn là địa phương đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và xếp thứ 7 cả nước về số lượng DN đăng ký thành lập mới, sau các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng.

Được biết, để triển khai phát triển DN theo đúng kế hoạch, trong thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện quy định của pháp luật trong việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký DN và quy định “4 tăng”, “2 giảm”, “3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính. 100% hồ sơ đăng ký DN được cấp đúng và trước thời hạn quy định. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Phòng Đăng ký kinh doanh đã hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký DN, hộ kinh doanh và HTX; qua đó, đã góp phần giải quyết những khó khăn cho người dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính. Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN đạt 83,44%, đứng thứ 13 của cả nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 26-7-2021 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, bổ sung 7 thủ tục hành chính mới, 44 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và 20 thủ tục hành chính bị bãi bỏ. Phòng đăng ký kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN phát triển.

Tuy nhiên, với cả các DN truyền thống và DN thành lập mới, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhất là các DN sản xuất có liên quan đến giá nguyên liệu, vật tư đầu vào nhập khẩu như phân bón, sản xuất thức ăn chăn nuôi... Các DN trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng gặp khó khi giá đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra giảm. Trong 8 tháng năm 2021, số DN tạm ngừng kinh doanh tăng 33,6% so với cùng kỳ (tăng 264 DN); trong đó, các DN mới được thành lập từ năm 2019 trở lại đây chiếm 50,2% tổng số DN tạm ngừng kinh doanh. Số DN giải thể tăng 30,4% so với cùng kỳ (tăng 24 DN); trong đó, các DN mới được thành lập từ năm 2019 trở lại đây, chiếm 54,4% tổng số DN giải thể. Cũng theo khảo sát và theo dõi của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các DN hoạt động dưới 3 năm thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh về tài chính, mặt bằng, thị trường...; do đó, dễ là đối tượng bị tác động nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hướng dẫn các địa phương tăng cường tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên địa bàn quản lý, nhất là chính sách hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển DN. Thường xuyên rà soát, thống kê, lập danh sách các hộ kinh doanh, các cá nhân có nhu cầu chuyển đổi, thành lập DN để hướng dẫn, hỗ trợ, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thành lập mới DN được giao; nhất là các huyện có tỷ lệ thành lập DN mới đang còn thấp so với kế hoạch.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, bên cạnh nỗ lực của các DN thì sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của các sở, ngành, chính quyền địa phương là rất cần thiết nhằm giúp DN có thể duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các chính sách về gia hạn, miễn giảm tiền chậm nộp thuế, giảm lãi, gia hạn nợ ngân hàng... cần được các cấp, các ngành tiếp tục triển khai kịp thời hơn nữa.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]