(Baothanhhoa.vn) - Hơn hai năm nay, hàng chục hộ dân dưới chân núi ở bản Lỡ, xã Nam Động (Quan Hóa) luôn sống trong nỗi lo sợ sạt lở núi, nhất là trong mùa mưa bão.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thấp thỏm nỗi lo núi lở

Hơn hai năm nay, hàng chục hộ dân dưới chân núi ở bản Lỡ, xã Nam Động (Quan Hóa) luôn sống trong nỗi lo sợ sạt lở núi, nhất là trong mùa mưa bão.

Thấp thỏm nỗi lo núi lở

Khu vực xảy ra hiện tượng nứt gãy núi tại bản Lỡ, xã Nam Động (Quan Hóa) cần sớm được khắc phục.

Bản Lỡ thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có 145 hộ với 705 khẩu là đồng bào dân tộc Mường sinh sống, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo người dân phản ánh và xác minh từ xã Nam Động, vào ngày 15-10-2019 tại khu vực vùng núi trồng luồng của người dân bản Lỡ thuộc tiểu khu 187 lô 3, khoảnh 4, phát hiện vết nứt ngang sườn núi kích thước rộng 2,5m, dài 50m. Nhận thấy tình hình đứt gãy địa chất phức tạp nên ban quản lý bản đã báo với chính quyền xã Nam Động về hiện tượng trên. Qua xác định thực tế của xã Nam Động, đây là hiện tượng đứt gãy địa chất, vết nứt sẽ ngày một rộng thêm, khi có mưa lũ sẽ có khả năng sạt lở đất ảnh hưởng tới người dân sinh sống quanh khu vực chân núi. Gia đình ông Len Văn Thánh sinh sống trong ngôi nhà sàn nằm sát chân núi, chia sẻ trong nỗi lo sợ: Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa nắng thất thường không biết đất đá sẽ sạt xuống lúc nào. Mỗi khi có dự báo mưa bão lớn sắp xảy ra, các gia đình trong bản lại lo chuyển người già, trẻ nhỏ và đồ dùng đi trú nhờ nhà người thân, còn đàn ông, thanh niên ở lại canh giữ nhà cửa.

Trưởng bản Lương Văn Nghiệm, cho biết: Qua theo dõi từ năm 2019 đến nay, vết nứt không dài và rộng thêm nhưng nguy cơ sạt trượt vẫn còn rất cao trong mùa mưa bão. Theo thống kê, bản Lỡ có 26 hộ dân với 122 nhân khẩu hiện đang sống gần khu vực núi bị nứt gãy. Ngoài ra, bản còn có 5 hộ với 26 nhân khẩu sống gần suối có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét rất cao. Trước thực trạng núi bị nứt gãy, một số hộ dân sinh sống gần đó không dám ở nhà mà phải đi ở nhờ nhà người thân trong bản. Hằng năm, đến mùa mưa bão, xã Nam Động cùng ban quản lý bản đi vận động các hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn tránh trú, hết mưa lại về. Điều đáng lo ngại nhất là khi hết mưa, đồi núi ngấm no nước tạo thành những bọng nước rất dễ gây sạt lở, hậu quả không thể lường trước được. Trước nguy cơ sạt lở núi xảy ra bất cứ lúc nào, ban quản lý bản Lỡ cũng đã đề nghị các cấp cần quan tâm để sớm di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trước mắt, ban quản lý bản thường xuyên nắm bắt và cập nhật tình hình diễn biến thời tiết để có phương án phòng, chống và đối phó với hiện tượng thời tiết xấu, cảnh báo cho người dân trong bản để biết phòng tránh, gia cố nhà cửa, tìm chỗ trú ẩn an toàn. Đồng thời, tổ chức phân công trực 24/24h tại vị trí nguy hiểm, cắm biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người dân.

Qua tìm hiểu của phóng viên, UBND huyện Quan Hóa và xã Nam Động đã có kế hoạch bố trí quỹ đất sản xuất nông nghiệp của bản Lỡ để xây dựng khu tái định cư và phương án di dời nhằm đảm bảo an toàn cho các hộ dân. Đồng thời, lấy ý kiến, nguyện vọng của người dân trong vùng bị ảnh hưởng đến nơi ở mới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các thủ tục chuyển đổi đất sản xuất sang đất ở còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, xã Nam Động cũng đề xuất hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân di dời nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do thiếu kinh phí, người dân bản Lỡ vẫn sống trong nỗi lo sợ núi lở.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]