(Baothanhhoa.vn) - Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu của người tiêu dùng về các loại thực phẩm chức năng (TPCN) bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã sản xuất, nhập khẩu và tăng cường quảng bá về nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, sự phong phú về chủng loại, nguồn gốc của những sản phẩm TPCN đã phát sinh nhiều bất cập cho công tác quản lý, kiểm soát của các ngành, lực lượng chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Siết chặt quản lý thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu của người tiêu dùng về các loại thực phẩm chức năng (TPCN) bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã sản xuất, nhập khẩu và tăng cường quảng bá về nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, sự phong phú về chủng loại, nguồn gốc của những sản phẩm TPCN đã phát sinh nhiều bất cập cho công tác quản lý, kiểm soát của các ngành, lực lượng chức năng.

Siết chặt quản lý thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng

Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được bán ở các hiệu thuốc. (Ảnh tư liệu mang tính chất minh họa cho bài viết)

Những năm gần đây, TPCN bảo vệ sức khỏe với nhiều sản phẩm, mẫu mã khác nhau, không chỉ được bán ở các nhà thuốc, hệ thống cửa hàng, siêu thị mà còn được bán tràn lan trên mạng xã hội. Chị Nguyễn Thị Huế, chủ quầy thuốc tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa, cho biết: Khi đời sống vật chất được nâng lên, nhu cầu sử dụng TPCN để tăng cường sức khỏe được nhiều người dân tìm hiểu, sử dụng. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng không tỉnh táo, lựa chọn những dòng sản phẩm thương hiệu, những nhà cung cấp uy tín sẽ dễ dàng “dính bẫy” ma trận của các loại TPCN. Không phải sản phẩm nào được quảng cáo rầm rộ cũng mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng.

Nắm được tâm lý của phụ nữ về làm đẹp, các mặt hàng TPCN, như: Collagen, sữa ong chúa, vitamin các loại, trà giảm cân... được xem là dòng sản phẩm sôi động nhất ở các cửa hàng, nhà thuốc và bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Chị Hoàng Thị Mai, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, chia sẻ: Với mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh, tôi lựa chọn loại trà giảm cân được quảng bá trên facebook, với hàng nghìn người sử dụng hiệu quả. Sau khi sử dụng khoảng 2 tuần, tôi giảm được 3kg. Nhưng để giảm cân tôi phải trải qua sự đảo lộn trong sinh hoạt như mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, da nhăn nheo. Hoảng sợ, tôi liên hệ với người bán thì được khuyên tiếp tục sử dụng vì đó là những phản ứng, biểu hiện bình thường. Sau hơn 2 tháng sử dụng thường xuyên, mặc dù giảm được 7kg nhưng cơ thể tôi rơi vào trạng thái suy nhược, rối loạn và phải điều trị dài ngày tại bệnh viện.

Trường hợp của chị Mai không phải là duy nhất khi sử dụng và lạm dụng TPCN, sản phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có công dụng chữa bệnh, chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Song, ở thời điểm hiện tại, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, người tiêu dùng có nhu cầu cao về sử dụng những nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, trên mạng xã hội hiện nay đang xuất hiện nhiều quảng cáo về nhóm sản phẩm phòng, ngừa COVID-19, như: collagen, vitamin, tinh dầu tỏi, viên tổng hợp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, mật ong lên men, mật ong nghệ... Chị Trần Kim Dung, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa, cho biết: Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài việc thực hiện nghiêm các biện pháp theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, việc sử dụng các TPCN để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch là hết sức cần thiết. Do đó, tôi mong muốn tìm được loại TPCN phù hợp để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình. Song, với quá nhiều loại TPCN được quảng cáo với những công dụng “thần kỳ” đã khiến tôi hoang mang.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện trên thị trường đang có khoảng 3.000 sản phẩm TPCN có công dụng bảo vệ sức khỏe. Với khối lượng sản phẩm nhiều, các đơn vị cung cấp đã thực hiện những chiến lược quảng bá khác nhau để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù, các ngành chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh TPCN trên địa bàn tỉnh; giám sát chặt chẽ các hội thảo giới thiệu TPCN theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm việc lợi dụng hội thảo giới thiệu sản phẩm để khám bệnh, tư vấn trái phép, bán và giới thiệu TPCN như thuốc chữa bệnh; tăng cường phổ biến, hướng dẫn người dân chỉ mua TPCN khi thực sự có nhu cầu và dùng đúng hướng dẫn sử dụng... theo Thông tư 43/2014/TT-BYT, ngày 24-12-2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý TPCN. Đồng thời, mới đây, Cục An toàn thực phẩm, thuộc Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần xuyên tâm liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa được bệnh COVID-19, thu hồi bản tự công bố sản phẩm, thu hồi sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật... Song do lợi nhuận kinh doanh lĩnh vực này khá cao, trong khi mức xử phạt các vi phạm lại chưa đủ sức răn đe, do đó thị trường còn tồn tại nhiều loại TPCN không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chưa được kiểm định về chất lượng.

Do đó, trước thực trạng của thị trường kinh doanh TPCN như hiện nay, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những thông tin được quảng cáo trên trang mạng xã hội; nên có kiểm chứng và cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học trước khi quyết định mua, sử dụng sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, tránh lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]