(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lao động F0 tăng cao đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch có dấu hiệu giảm, các DN đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, đáp ứng tiến độ các đơn hàng đã ký kết. Bên cạnh đó, một số dự án mới cũng đã đi vào hoạt động, góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong tình hình mới

Những tháng đầu năm 2022, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lao động F0 tăng cao đã ảnh hưởng nhất định đến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch có dấu hiệu giảm, các DN đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, đáp ứng tiến độ các đơn hàng đã ký kết. Bên cạnh đó, một số dự án mới cũng đã đi vào hoạt động, góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong tình hình mới

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp Wooju Việt Nam, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga.

Theo rà soát, đánh giá của Sở Công Thương, trong tháng 4-2022, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Hầu hết các sản phẩm chủ lực đều tăng trưởng tốt so tháng trước và cùng kỳ, như: quần áo các loại 37,1 triệu cái, tăng 9,1% so tháng trước và 28,1% so với cùng kỳ; giày thể thao 14,7 triệu đôi, tăng 0,6% so tháng trước và 45,2% so tháng cùng kỳ; xi măng 1,8 triệu tấn, tăng 1,8% so tháng trước và 23,7% so tháng cùng kỳ; sắt thép 218,2 nghìn tấn, tăng 5,3% so tháng trước và 10,3% so tháng cùng kỳ; điện sản xuất 602 triệu kwh, tăng 9,6% so tháng trước và 30,2% so tháng cùng kỳ...

Sự tăng trưởng tốt của các sản phẩm công nghiệp chủ lực đã đưa chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục tăng trưởng bền vững, với tốc độ tăng đạt 4,06% so với tháng trước và 18,07% so với tháng cùng kỳ. 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa tăng 15,99% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều sản phẩm công nghiệp tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: may mặc tăng gần 40%, dầu ăn tăng 31,9%, tinh bột sắn tăng 44,2%, xi măng tăng 15,5%, điện sản xuất tăng 63,2%...

Với việc các dự án đầu tư công đang được đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở trong dân cư tăng cao, dự báo thị trường tiêu thụ nhóm hàng vật liệu xây dựng sẽ tăng trưởng tốt. Do đó, các DN sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch xây, đá ốp lát, cát xây dựng, thép, xi măng, clinker tiêu thụ,... đang có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất. Đại diện Công ty CP Tập đoàn Eurodoor, TP Thanh Hóa, cho biết: Đơn vị vừa nhận thêm được nhiều đơn hàng với sản lượng lớn và đang tuyển thêm nhân sự, tăng tốc sản xuất để đáp ứng tiến độ giao hàng. Mặc dù tình hình sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn do đơn giá vật liệu đầu vào, vận chuyển hàng hóa tăng cao, nhưng với nhu cầu thị trường tăng ổn định sẽ là cơ hội tốt để DN phục hồi sản xuất, với mục tiêu tăng trưởng doanh số gấp 2 lần so với năm trước.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, ngoài công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh đều có dự báo tăng trưởng tốt. Nhóm sản phẩm tiêu dùng như: dầu thực vật, bia, thuốc lá, thủy sản chế biến... có thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước đang được duy trì tốt theo chủ trương thích ứng linh hoạt của Chính phủ. Nhóm may mặc, da giày tăng trưởng ổn định do thị trường tiêu thụ ổn định và tình hình sản xuất của các nhà máy đã đi vào sản xuất ổn định, hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19... Nhờ khả năng thích ứng an toàn, linh hoạt trong trạng thái bình thường mới nên đến nay, lượng đặt hàng của nhiều DN đã tăng khoảng 20% - 30% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,9% trở lên trong năm nay.

Dự báo hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý II sẽ thích ứng hoàn toàn trong điều kiện mới, Sở Công Thương hiện đang tiếp tục bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về hỗ trợ phục hồi sản xuất. Trong đó, đơn vị sẽ tăng cường bám sát, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN để nắm bắt khó khăn, vướng mắc; khuyến khích DN chủ động cơ cấu lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối mở rộng thị trường, chú trọng phát triển các thị trường trong nước. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đầu tư hạ tầng công nghiệp đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhất là các dự án đầu tư cụm công nghiệp; tranh thủ kêu gọi, xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp để thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]