Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị

Gà được nuôi theo chuỗi an toàn thực phẩm của Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Happy Farm.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị.

Việc hình thành, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết này nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, ổn định khâu tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà.

Trong những năm qua, các địa phương đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế, xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, như: Sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ 550 - 750 ha/năm; sản xuất hạt giống lúa thuần gần 3.000 ha/năm, sản xuất mía thâm canh 7.350 ha, ứng dụng sản xuất ngô biến đổi gen 50 ha tại huyện Thọ Xuân, sản xuất lúa hữu cơ 283 ha của Công ty CP Mía đường Lam Sơn... Trong chăn nuôi, bước đầu đã hình thành liên kết chuỗi chăn nuôi bò sữa của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk); Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty CP Nông sản Việt Hưng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi; Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty chế biến súc sản Thanh Hóa giết mổ, chế biến lợn sữa... Từng bước hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu (ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến từ luồng...). Xây dựng phương án và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC đối với 2 sản phẩm lợi thế là cây luồng và rừng gỗ lớn tại 2 huyện Thạch Thành và Quan Hóa (tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất cây giống, trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Đến nay, huyện Thạch Thành đã được cấp chứng chỉ rừng FSC với diện tích 1.456 ha cho 155 nhóm hộ. Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, truy xuất nguồn gốc, thực hiện quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP)... Bên cạnh đó, tỉnh cũng định hướng chuyển dịch các đối tượng nuôi trồng thủy sản lợi thế, có giá trị kinh tế cao và đẩy mạnh xuất khẩu, như: Tôm chân trắng 260 ha; ngao 1.500 ha; cá rô phi 30 ha.

Có thể nói, việc triển khai thực hiện sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế theo chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, các mô hình phần lớn mới chỉ là thí điểm, quy mô các chuỗi liên kết sản xuất còn nhỏ, số hộ tham gia ít, sản lượng cung cấp còn hạn chế và không đều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, việc nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi sản phẩm an toàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, khó áp dụng các quy định của thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao... Các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa người sản xuất và kinh doanh, do vậy khó giữ được vùng nguyên liệu ổn định khi giá cả thị trường biến động. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản mới chỉ được thực hiện theo kế hoạch đối với một số cơ sở.

Hiện các địa phương trong tỉnh đang tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đã triển khai thực hiện thành công tại các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định... Khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật để phát triển sản xuất trồng trọt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô lớn, hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường. Liên kết hợp tác trồng rừng tập trung, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến. Phát triển các vùng sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ. Tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Tỉnh cũng định hướng đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân, gắn với liên kết 5 nhà trong sản xuất nông nghiệp (nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà băng), tạo chuỗi liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; xây dựng các thương hiệu hàng hóa nông sản Xứ Thanh; xây dựng có hiệu quả mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]