(Baothanhhoa.vn) - Trong giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp xác định tôm và ngao là sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đang thực hiện các giải pháp để phát triển các đối tượng nuôi này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nuôi trồng thủy sản chủ lực

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp xác định tôm và ngao là sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đang thực hiện các giải pháp để phát triển các đối tượng nuôi này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.

Phát triển nuôi trồng thủy sản chủ lực

Vùng nuôi tôm công nghiệp ở xã Thanh Thủy (thị xã Nghi Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh đạt 4.100 ha, với sản lượng 7.000 tấn/năm, giá trị khoảng 674 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng giá trị sản xuất trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, tôm sú diện tích nuôi 3.600 ha, sản lượng 1.000 tấn; tôm thẻ chân trắng thâm canh diện tích nuôi 500 ha, sản lượng 6.000 tấn. Phần lớn diện tích nuôi tôm tập trung tại các địa phương: Hoằng Hóa 1.650 ha, Quảng Xương 700 ha, Nga Sơn 580 ha, Hậu Lộc 510 ha, thị xã Nghi Sơn 400 ha, Nông Cống 202 ha, TP Thanh Hóa 30 ha và TP Sầm Sơn 28 ha. Phương thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, với quy mô từ 2 ha/hộ trở lên, nuôi theo hình thức thâm canh, siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng và nuôi quảng canh cải tiến đối với tôm sú. Các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đã đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh, nuôi trong nhà màng, nhà kính, nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi siêu thâm canh trên bể xi măng, bể bạt HDPE... Sản phẩm tôm chủ yếu được sơ chế, bảo quản đông lạnh và được tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, thông qua chợ đầu mối, siêu thị, chợ truyền thống, nhà hàng... Đối với diện tích ngao nuôi toàn tỉnh 1.250 ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, giá trị ước đạt 268 tỷ đồng, chiếm 4,4% giá trị sản xuất ngành thủy sản; tập trung tại các huyện Hậu Lộc 655 ha, Nga Sơn 440 ha, Quảng Xương 65 ha, Hoằng Hóa 20 ha và thị xã Nghi Sơn 70 ha. Để chủ động nguồn con giống, nhiều hộ nuôi đã nhân giống và đưa vào sản xuất giống ngao Bến Tre có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được 50% nhu cầu giống ngao. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi ngao thâm canh tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Sản phẩm ngao nuôi ở các địa phương đã được Công ty CP Xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa thu mua và chế biến đông lạnh (nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy). Ngoài ra, sản phẩm ngao được tiêu thụ chủ yếu thông qua chợ đầu mối, siêu thị, chợ truyền thống... Tuy nhiên, trong nuôi ngao, một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn về mật độ, kỹ thuật nuôi, nên vẫn còn xảy ra dịch bệnh. Trong nuôi tôm sú, một số vùng nuôi chưa có hệ thống cấp nước riêng biệt, do đó không đáp ứng nuôi an toàn sinh học, khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Hạ tầng nuôi trồng thủy sản còn thiếu đồng bộ do hệ thống cấp thoát nước chung nhau, hệ thống giao thông không thuận lợi, không có điện cho vùng nuôi... nên gặp khó khăn trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường tại các cơ sở sản xuất vẫn còn xảy ra, nhất là các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ. Thời tiết diễn biến bất thường, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn, gây thiệt hại cho người sản xuất.

Để hạn chế tình trạng trên, UBND tỉnh đã và đang kêu gọi các nguồn lực thực hiện dự án “Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn WB, tỉnh Thanh Hóa”. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản nước lợ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, đường giao thông phục vụ nuôi tôm nước lợ cho 7 vùng nuôi, với diện tích 1.346 ha, gồm: vùng nuôi các xã Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thủy (Nga Sơn); vùng nuôi các xã Hoằng Yến, Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Châu (Hoằng Hóa); vùng nuôi trồng thủy sản xã Đa Lộc (Hậu Lộc); vùng nuôi xã Quảng Trung (Quảng Xương). Các cơ sở và người nuôi tôm, ngao ở các vùng nuôi cũng tích cực đầu tư đưa giống mới vào sản xuất, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để tiếp cận thị trường và đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm công nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]