(Baothanhhoa.vn) - Rau màu được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông, vì vậy ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đưa các nhóm cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa.

Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm

Rau màu được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông, vì vậy ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đưa các nhóm cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa.

Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm

Nông dân xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ đông.

Vụ đông 2022-2023, huyện Thiệu Hóa phấn đấu trồng 820 ha diện tích rau màu các loại, tập trung ở các xã Thiệu Toán, Thiệu Hợp, Thiệu Phúc, Tân Châu, Thiệu Tiến và thị trấn Thiệu Hóa. Nhằm phát triển sản xuất vụ đông theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, huyện đã tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Đồng thời, triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, từ đó hình thành các vùng sản xuất rau màu tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân phát triển vùng rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, cho biết: Nhằm phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng, phát triển các mô hình, vùng trồng rau tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, toàn huyện đã hình thành được vùng sản xuất rau an toàn tập trung 36 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các xã Thiệu Toán, Thiệu Hợp, Thiệu Phúc, Tân Châu, Thiệu Thành và thị trấn Thiệu Hóa. Trong đó, có 8,1 ha sản xuất rau, củ quả trong nhà màng, nhà lưới. Giá trị sản xuất đạt từ 50 - 70 triệu đồng/ha/vụ, tùy vào từng loại cây trồng. Để nhân rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững, huyện khuyến khích các hộ dân, HTX liên kết với các đơn vị bao tiêu sản phẩm để có phương án, kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đồng thời, khuyến khích các hộ dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau trong nhà màng, nhà lưới, trồng rau trên giá thể, rau thủy canh. Các địa phương cũng hỗ trợ nông dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, để hình thành các vùng chuyên sản xuất rau tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm nông sản.

Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm

Nông dân xã Liên Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc diện tích ớt xuất khẩu.

Tính đến 1-11, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 32.700 ha cây trồng vụ đông, đạt 71,1% kế hoạch. Trong đó có hơn 12.330 ha ngô; gần 1.150 ha lạc; gần 1.600 ha khoai lang, còn lại là rau đậu các loại và cây khác. Các địa phương đã quan tâm tập trung sản xuất cây màu vụ đông theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được xem là giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm rau. Tại một số huyện có truyền thống sản xuất vụ đông như: Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Triệu Sơn... đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí để người dân mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có lợi thế gắn với chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả. Các địa phương đã hình thành và duy trì được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, tạo uy tín, thương hiệu sản phẩm nông sản, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm

Nông dân xã Định Tân (Yên Định) chăm sóc cây trồng vụ đông.

Ngành nông nghiệp cũng thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn về các biện pháp kỹ thuật trong canh tác, như: điều chỉnh mật độ gieo trồng hợp lý, bón phân cân đối, đúng giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” “3 giảm, 3 tăng” và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, sử dụng phân bón theo nguyên tắc “5 đúng, 1 cân đối”. Bên cạnh đó, quan tâm sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học... Điều đáng ghi nhận hiện nay ở các vùng trồng cây màu vụ đông, các HTX đã chú trọng hơn đến việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, thường xuyên phân công cán bộ giám sát, kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nên các loại cây màu được sản xuất ra luôn đảm bảo sạch và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đề ra.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]