(Baothanhhoa.vn) - Là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất... có lợi cho sức khỏe nên cây chanh leo đang được người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển diện tích. Theo đánh giá, một số diện tích đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao; từ đó đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phát triển cây chanh leo trên những vùng đồi

Là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất... có lợi cho sức khỏe nên cây chanh leo đang được người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển diện tích. Theo đánh giá, một số diện tích đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao; từ đó đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Phát triển cây chanh leo trên những vùng đồiDiện tích trồng chanh leo tại xã Yên Mỹ (Nông Cống).

Sau chuyến đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trồng chanh leo, được tư vấn kỹ càng về cách chọn giống, xây dựng giàn, hệ thống tưới tiêu cũng như cách chăm bón, thu hoạch đúng kỹ thuật, gia đình anh Nguyễn Quán Quang, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo 1 ha vườn đồi của gia đình thành vườn chanh leo. Từ thực tế và kinh nghiệm đã học hỏi được, anh Quang cho rằng, để vườn chanh leo phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế thì điều quan trọng nhất là phải chọn được giống tốt, kết hợp với nguồn nước sạch, cùng khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, chăm sóc đúng quy trình. Theo anh, trồng chanh leo chỉ tốn chi phí ban đầu như làm giàn leo, giống... nhưng quá trình chăm sóc không vất vả như những cây trồng khác, cây phát triển nhanh, phù hợp với đất đồi, thoát nước tốt, cây ít sâu bệnh. Một trong những điều kiện giúp cây chanh leo sinh trưởng, thu hoạch thuận lợi là kỹ thuật làm giàn, giá đỡ. Các trụ bê tông được bố trí với khoảng cách hợp lý để giữ và kết nối các dây đỡ mặt giàn. Dây đỡ này được kết với nhau thành hình vuông hoặc hình chữ nhật tạo khối liên kết. Ở vị trí các mắt nối của dây giá đỡ có các cọc gỗ hỗ trợ giúp mặt giàn phẳng, căng và không bị chùng khi chanh leo kín mặt giàn. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, cần thăm vườn thường xuyên cắt tỉa cành để tạo tán cho cây và kịp thời phát hiện bệnh, phun thuốc diệt trừ sâu, nhất là vào mùa mưa.

Đưa chúng tôi đi thăm đồi chanh leo của gia đình, anh Quang chia sẻ: Trong quá trình phát triển cây sẽ cho ra quả đồng thời với việc vươn thân, lúc này người trồng cần thực hiện việc cắt bỏ quả để cây phát triển thân. Khi cây đã leo đến mặt giàn cần tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành, đây cũng là thời điểm cây phát triển thân nhanh, ở mắt sẽ phát triển nhánh. Lúc này, người trồng cần cắt tỉa, chỉ giữ lại 3 - 5 cành khỏe mạnh, tỏa đều các hướng trên giàn. Khi cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh. Nếu tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mỗi cây cho thu hoạch quả 3 lứa trở lên/năm, liên tục trong thời gian từ 4 - 5 năm. Ngoài ra, cây tiếp tục cho quả trong các tháng sau khi thu hoạch vụ chính nên vẫn mang lại thu nhập cho người trồng.

Nông Cống có diện tích đất vườn đồi khá lớn, vì vậy, huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân đưa giống chanh dây vào sản xuất, thay thế cho những giống cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp như sắn, mía, keo... Để người dân yên tâm sản xuất, huyện đã liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu T9 thu mua sản phẩm tại vườn theo giá thị trường cho người dân. Theo đó, công ty sẽ thanh toán 50% trước và 50% trả chậm khi cây thu hoạch, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha khi chuyển đổi cây trồng khác sang trồng chanh leo... Cây chanh leo có năng suất từ 30 tấn/ha/năm, sau khi trừ chi phí lợi nhuận trung bình từ 100 triệu đồng/ha trở lên.

Thực tế, diện tích trồng chanh leo đã và đang được nhân rộng tại các huyện Như Xuân, Lang Chánh... Ban đầu đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao, hầu hết các diện tích đều được doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm. Nhiều địa phương khác có tiềm năng để trồng thử nghiệm như các huyện: Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Ngọc Lặc... cũng đang nghiên cứu để đưa vào trồng thử nghiệm. Bước đầu, cây chanh leo đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân và hiệu quả sử dụng đất. Đây là tín hiệu đáng mừng, là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, để cây chanh leo phát triển bền vững, các huyện cần có kế hoạch, định hướng sản xuất, hỗ trợ, hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và kết nối với doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra ổn định, giúp người dân thực sự yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa gắn với sơ chế, chế biến; mở rộng diện tích theo hướng an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp nhu cầu thị trường.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]