(Baothanhhoa.vn) - Chính quyền cấp huyện cần bám sát chương trình, kế hoạch hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND, UBDN tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 để ban hành nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đảm bảo linh hoạt, thích ứng phù hợp với thực tiễn.

Phát huy trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá hiện nay

Chính quyền cấp huyện cần bám sát chương trình, kế hoạch hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND, UBDN tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 để ban hành nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đảm bảo linh hoạt, thích ứng phù hợp với thực tiễn.

Phát huy trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá hiện nay

Để góp phần đạt mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra đó là, đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân của cả nước, đòi hỏi chính quyền cấp huyện phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chủ động, quyết liệt trong tổ chức, điều hành, thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn

Chính quyền cấp huyện cần bám sát chương trình, kế hoạch hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND, UBDN tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 để ban hành nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm đảm bảo linh hoạt, thích ứng phù hợp với thực tiễn. Kiên trì cải cách, nghiên cứu định hướng chính sách để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh để của địa phương để phát triển, góp phần đưa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025 vào cuộc sống.

Có cơ chế thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ ở địa phương. Quyết tâm thực hiện hiệu quả, đồng bộ 3 trụ cột của chuyển đổi số đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Tỉnh uỷ “về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Có biện pháp phát huy tốt vai trò nòng cốt của chính quyền cấp huyện trong xây dựng huyện nông thôn mới. Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện xây dựng thôn bản, xã nông thôn mới; nông thôn mới nâng cao; nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương cũng như yêu cầu, lộ trình của tỉnh.

Hai là, chú trọng phát triển các loại hình sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xãđể tạo việc làm, tăng thu nhập

Có biện pháp phát huy mọi tiềm năng lợi thế của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật, để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho Nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phát triển mạnh mẽ các chương trình khởi nghiệp, đưa tinh thần khởi nghiệp đến với người dân, các hộ kinh doanh; tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ khó khăn, khôi phục và đẩy mạnh sản suất, phát triển kinh tế ở địa phương.

Có phương thức hiệu quả để thu hút doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã và nông dân để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ, gắn với xây dựng chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý tồn tại theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

Ba là, quan tâm nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, hấp dẫn

Rà soát, khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém, tập trung nâng cao thứ hạng của 8 chỉ số, bao gồm: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; tính năng động và vai trò của người đứng đầu; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý; tiếp cận đất đai. Từ đó, nâng cao hơn nữa chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền, tạo động lực cải cách liên tục và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, nâng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trọng thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quan tâm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo.

Bốn là, quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại

Trong phạm vi thẩm quyền, chính quyền cấp huyện cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Trên cơ sở thực tiễn và học tập kinh nghiệm hay của các địa phương khác, xây dựng được các mô hình huy động nguồn lực phù hợp gắn với sự tham gia hiệu quả của một số doanh nghiệp chủ lực vào đầu tư các trục giao thông khu công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng huyện nông thôn mới.

Năm là, coi trọng phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là xây dựng nếp sống văn minh; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về đạo đức xã hội; thực hiện tốt quy ước, hương ước, xoá bỏ các thủ tục lạc hậu trong cộng đồng. Đẩy mạnh phong trào xây dựng tập thể, cá nhân kiểu mẫu. Không ngừng phát triển số lượng, tăng cường nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa, xã, huyện đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa - thể thao tại xã, phường, thị trấn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Khôi phục, bảo tồn, giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của địa phương gắn với phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, di sản trên địa bàn.

Chăm lo cho giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương. Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt”. Vận động xã hội hoá giáo dục, xây dựng “gia đình hiếu học”, xã hội học tập. Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo. Có cơ chế, chính sách hướng nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện.

Có giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế. Chú trọng nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng cấp xã đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc gia đình chính sách, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo. Thực hiện rà soát, bổ sung, đưa việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn 2022-2025 của địa phương. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong chỉ đạo, quản lý, giám sát, đảm bảo sử dụng hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng nguồn vốn ngân sách cho công tác giảm nghèo. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa, đồng thời phát hiện ra các hành vi trục lợi chính sách giảm nghèo để có biện pháp đẩy lùi, ngăn chặn. Động viên, khích lệ, nâng cao ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Dương Thị Bảo Anh


Dương Thị Bảo Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]