(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh ngành nông nghiệp vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún thì việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó, hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn từ cả 2 phía, cần được tháo gỡ để phát triển bền vững.

Những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và người dân

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún thì việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó, hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn từ cả 2 phía, cần được tháo gỡ để phát triển bền vững.

Những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và người dânDiện tích sản xuất rau an toàn xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa).

Là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau an toàn lớn, huyện Hoằng Hóa đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau màu với tổng diện tích hơn 3.630 ha. Tuy nhiên, hầu hết diện tích này được tiêu thụ qua các thương lái, chợ nên nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trong chuỗi sản xuất, vai trò của các HTX rất quan trọng, nhưng hiện nay các HTX đứng ra thu mua nông sản còn hạn chế khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi duy trì mối liên kết với người dân.

Một trong những “nút thắt” lớn nhất hiện nay trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chính là sự “bội tín”. Sự việc này diễn ra từ cả 2 phía, có khi là từ phía người dân, lại có trường hợp xảy ra từ phía doanh nghiệp. Đơn cử như tại xã Ngọc Phụng (Thường Xuân), ông Lê Hữu Giang, chủ tịch UBND xã, cho biết: Nhiều năm qua, người dân luôn duy trì khoảng 25 ha các loại cây trồng như ớt, ngô thức ăn chăn nuôi, mía... được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, năm nay, do doanh nghiệp chậm chi trả tiền thu mua ớt từ vụ trước nên vụ đông năm nay, người dân không còn mặn mà với việc sản xuất ớt theo hợp đồng. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, cây trồng thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh. Song, những rủi ro này đa phần do người dân gánh chịu mà ít có sự chia sẻ của doanh nghiệp hay đơn vị đầu tư thực hiện liên kết.

Trong chăn nuôi, khi tham gia vào chuỗi liên kết, người chăn nuôi và doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau. Bà Lê Thị Huế, xã Yên Phú (Yên Định) đã có nhiều năm liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công, cho biết: Tuy được công ty cung ứng giống, thức ăn, tư vấn chăm sóc con nuôi và cam kết thu mua sản phẩm đạt chất lượng... nhưng đối với người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm thì khó có thể đạt được yêu cầu về chất lượng, số lượng sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, để đáp ứng được chất lượng sản phẩm, bên cạnh việc chăm sóc con nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y thì người chăn nuôi còn phải có vốn đầu tư lớn để chủ động đầu tư các loại máy móc như máy phát điện dự phòng, nâng cấp đường dây điện, xây dựng chuồng trại bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật...

Thực tế cho thấy, mối liên kết giữa người dân với doanh nghiệp đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.205 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; khoảng 80.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trong năm 2022. Tuy nhiên, để việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được bền vững, thì cả doanh nghiệp, HTX đầu tư thực hiện liên kết và người nông dân cần phải bảo đảm lợi ích hài hòa cả 2 phía, tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời, cùng nhau chia sẻ những rủi ro, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương cần thực hiện đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhập, nắm chắc thông tin cung cầu hàng hóa nông sản, làm cơ sở giúp người nông, doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động trong việc tìm đầu ra cho nông sản; xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy làm” và bị tư thương ép giá; tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích DN có tiềm lực tham gia sản xuất; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]