(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021 được đánh giá là năm có nhiều biến động. Cùng với tác động của thiên tai, biến động của thị trường, ngành nông nghiệp trong tỉnh chịu ảnh hưởng của các loại dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm, định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chủ động, kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của toàn ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương, ý thức, trách nhiệm và sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nên lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả ấn tượng, làm tốt vai trò là nền tảng, “bệ đỡ” của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành nông nghiệp linh hoạt, sáng tạo vượt “bão dịch”

Năm 2021 được đánh giá là năm có nhiều biến động. Cùng với tác động của thiên tai, biến động của thị trường, ngành nông nghiệp trong tỉnh chịu ảnh hưởng của các loại dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm, định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chủ động, kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của toàn ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương, ý thức, trách nhiệm và sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nên lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả ấn tượng, làm tốt vai trò là nền tảng, “bệ đỡ” của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngành nông nghiệp linh hoạt, sáng tạo vượt “bão dịch”

Cánh đồng xã Đồng Lộc (Hậu Lộc) thu hoạch bằng máy. Ảnh: Hương Thơm

Năm 2021 là năm đầu tiên, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW. Theo đó, ngành nông nghiệp đã cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, chính sách làm kim chỉ nam, định hướng để ngành có cơ sở chỉ đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) trong những năm tiếp theo. Cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025, là một trong năm chương trình trọng tâm của tỉnh; đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề án sắp xếp, ổn định dân cư ở các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và những hộ dân sống rải rác, di cư tự do trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021-2025; đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025; cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022–2025; đề án phát triển cây ăn quả tập trung, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Bản đồ nông hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng...

Bám sát các nội dung theo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW; trong năm qua, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, tăng giá trị trên tất cả mọi lĩnh vực; tập trung, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn của ngành, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo hướng sử dụng giống chất lượng cao, cơ cấu mùa vụ, tăng trà xuân muộn, mùa sớm; chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát triển chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; phát triển trang trại quy mô lớn, công nghệ cao; thúc đẩy phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC. Phát triển mạnh nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá xa bờ hoạt động trên biển. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; tạo điều kiện tốt hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; nhất là liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và các hộ dân để tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, dứt điểm hệ thống hạ tầng thủy lợi trọng điểm để chủ động phòng, chống thiên tai; ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh đã ban hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xây dựng NTM phát triển theo hướng chú trọng chất lượng và tính bền vững; xây dựng NTM gắn với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân; quan tâm phát triển làng nghề nông thôn. Đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng NTM. Tập trung phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế tỉnh...

Là năm đầu tiên thực hiện mục tiêu giai đoạn phát triển 2021-2025 với nhiều nhiệm vụ quan trọng. Thế nhưng, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là nhiều loại dịch bệnh. Trước tiên là dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng đến mọi mặt của ngành nông nghiệp. Trong chăn nuôi, xảy ra 3 loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, gồm: dịch cúm gia cầm A/H5N6, dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục trâu, bò. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ít, nhiều bị đảo lộn, giá cả thị trường cũng theo đó bấp bênh.

Trước tình hình “khó chồng khó”, ngành nông nghiệp đã chủ động, kịp thời, linh hoạt tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển sản xuất. Đồng thời, có các văn bản đôn đốc, hướng dẫn, khuyến cáo gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về các biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Điển hình như tháng 9-2021, khi diện tích các loại cây trồng vụ thu mùa bắt đầu cho thu hoạch, đúng vào thời điểm một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh lại phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch (KH) sản xuất nông nghiệp, phòng, chống thiên tai và xây dựng NTM trong tình hình dịch COVID-19. Phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng cá nhân, đơn vị trong triển khai KH.

Đồng hành với ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương cùng toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực phối hợp, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các giải pháp duy trì, ổn định, phát triển trong quá trình sản xuất. Nhờ chủ động, kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo của toàn ngành nông nghiệp, cùng ý thức, trách nhiệm của chính quyền các địa phương và sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nên phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM năm 2021 đã vượt qua được khó khăn và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Các chỉ tiêu chủ yếu được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao ước đều đạt và vượt KH. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,58%, vượt 0,58% KH; sản lượng lương thực đạt 1,611 triệu tấn; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 7.732 ha, vượt 702 ha so với KH; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%, đạt 100% KH; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%, đạt 100% KH.

Toàn tỉnh duy trì và phát triển các vùng cây thâm canh, như: lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 158.000 ha, ngô thâm canh 20.000 ha, mía thâm canh 12.000 ha. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tổng diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 74.600 ha. Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 34,6% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Ước năm 2021, sản lượng thịt hơi các loại 252.000 tấn, tăng 2,9% KH và 5,6% cùng kỳ (CK); sữa tươi 52.000 tấn, đạt 100% so với KH, tăng 19,5% CK; sản lượng trứng 289 triệu quả, tăng 3,2% KH và 7,6% CK. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trong năm ước đạt 201.687 tấn, đạt 104% KH, tăng 5% CK. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 19.390 ha. 100% tàu cá xa bờ hoạt động trên biển đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Cùng với kết quả về phát triển nông nghiệp, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình mỗi xã một sản phẩm cũng đạt được những kết quả nổi bật. Tính đến ngày 31-12-2021, toàn tỉnh có thêm 3 đơn vị cấp huyện đã được thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM; 24 xã, 70 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 34 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 89 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vượt 11,25% KH, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Lũy kế thực hiện đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 341 xã, 809 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã, 152 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã. Có 158 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Những kết quả trên là tiền đề, động lực để ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện mục tiêu trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Trước mắt, mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm 2022 là tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,6% trở lên; trong đó: nông nghiệp 3,17%, lâm nghiệp 6,5%, thủy sản 4%. Sản lượng lương thực giữ mức 1,5 triệu tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,6%. Có thêm 2 đơn vị cấp huyện, 18 xã đạt chuẩn NTM; 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,9 tiêu chí NTM/xã. Có 120 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó, có 1 sản phẩm quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%; trong đó, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt 60%.

Cao Văn Cường

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa


Cao Văn Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]