(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây Nhà nước cấp cây giống, gạo, cử cán bộ kỹ thuật về tận thôn, bản hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Mường Lát trồng rừng sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc

Trong những năm gần đây Nhà nước cấp cây giống, gạo, cử cán bộ kỹ thuật về tận thôn, bản hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Mường Lát trồng rừng sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộcBan Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát phối hợp với Hạt Kiểm lâm Mường Lát kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.

Đến tháng 11-2022, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Mường Lát được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng 3.864,11 ha rừng và đất lâm nghiệp. Cùng với chủ động bảo vệ rừng (BVR), các tháng vừa qua BQLRPH Mường Lát đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như quy hoạch các nguồn giống, hệ thống vườn ươm bảo đảm đủ cây giống lâm nghiệp chất lượng phục vụ trồng rừng; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới; chỉ đạo hoàn thành tốt công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị hiện trường; cây giống... hoàn thành kế hoạch trồng mới 70 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ trong vụ thu năm 2022.

Từ năm 2014 đến đầu tháng 11-2022, BQLRPH Mường Lát đã tổ chức triển khai trồng mới được hơn 1.435,39 ha rừng sản xuất góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Thực hiện việc giao khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ trên đất rừng sản xuất của đơn vị là 60,67 ha cho 62 hộ dân; 1.374,72 ha trên diện tích đất 02 cho các hộ dân với cây trồng chủ yếu là trẩu, xoan, lát hoa. Bà con tham gia các dự án trồng và BVR đã được ban tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng hiệu quả. Nhiều hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp đã xây dựng được trang trại tổng hợp, tổ chức trồng rừng sản xuất, BVR và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, tạo thêm việc làm tại chỗ, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu đã đem lại hiệu quả về kinh tế cho các hộ dân. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển.

Các năm vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn chỉ đạo các chủ vườn ươm trong và ngoài huyện sản xuất và chăm sóc cây giống lâm nghiệp chủ yếu là xoan, lát, luồng, vầu, trẩu theo đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ cây giống cho bà con trồng rừng. Bằng nhiều hình thức ban đã tuyên truyền nâng cao ý thức của đồng bào các dân tộc trên địa bàn chủ động bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tích cực trồng rừng trên đất nương rẫy trồng lúa nương, ngô, sắn của gia đình, góp phần tạo việc làm tại chỗ, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Các đơn vị được giao nhiệm vụ trồng rừng đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức họp thôn, bản, vận động các hộ dân chủ động đăng ký diện tích trồng mới rừng.

Năm 2022, UBND huyện Mường lát đã tổ chức triển khai công tác trồng mới, chăm sóc rừng. Các đơn vị liên quan đã trực tiếp tham gia chỉ đạo, vận động các hộ gia đình trồng mới rừng khi thời tiết thuận lợi; phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức họp thôn, bản, vận động các hộ dân chủ động đăng ký diện tích trồng mới rừng; thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị tốt hiện trường như phát dọn thực bì, đào hố, lấp hố....

Nhằm nâng cao chất lượng cây giống lâm nghiệp và hiệu quả rừng trồng, cùng với chỉ đạo, đôn đốc các chủ vườn ươm sản xuất, chăm sóc cây giống, các ngành chức năng đã kiểm tra cây giống xuất vườn và cấp giấy chứng nhận lô giống đủ tiêu chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính... mới được xuất vườn đưa ra trồng rừng. Đến đầu tháng 11-2022, huyện Mường Lát đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng mới 280 ha rừng năm 2022.

Bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, từ năm 2016 đến tháng 11-2022 huyện Mường Lát đã trồng mới 4.069 ha rừng, trong đó có 3.600 ha rừng sản xuất, diện tích còn lại là rừng phòng hộ. Độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đến nay đạt 77,09%.

Rừng Mường Lát ngày càng được tăng độ bao phủ cho thấy những chuyển biến trong nhận thức của đồng bào các dân tộc trên địa bàn về lợi ích của trồng rừng sản xuất đối với cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tham gia trồng mới rừng, trước mắt các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ tiền mua cây giống, công trồng và chăm sóc, hỗ trợ gạo ăn. Về lâu dài, người dân được hưởng 100% giá trị rừng cây do gia đình trồng. Đây là lợi ích lớn, người dân không dễ gì có được.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]