(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bao gồm 11 sản phẩm; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực

Lan tỏa chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực

Rau an toàn của Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 (Đông Sơn) được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bao gồm 11 sản phẩm; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 5 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, có thế mạnh và sức cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng công nghệ cao, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Để những sản phẩm này có cơ hội phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tăng thu nhập cho người dân. Những mô hình liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sức lan tỏa lớn, trở thành phương thức sản xuất mới, từng bước được nhân rộng.

Rau, quả được xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Hằng năm, toàn tỉnh sản xuất khoảng 50,6 nghìn ha tập trung, chủ yếu tại các huyện đồng bằng, ven biển, như: Thọ Xuân 4.100 ha, Yên Định 3.900 ha, Hoằng Hóa 3.500 ha, Nông Cống 3.200 ha, Nga Sơn 2.000 ha, Quảng Xương 2.100 ha, Triệu Sơn 2.200 ha, TP Thanh Hóa 2.200 ha... Giá trị sản xuất đạt 1.960 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lợi nhuận bình quân khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Để nâng cao giá trị từ sản xuất rau, quả, tỉnh ta đã hình thành 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích năm 2020 ước đạt 12,56 nghìn ha gieo trồng, tăng 11,196 nghìn ha so với năm 2015; trong đó, có hơn 4.000 ha gieo trồng áp dụng quy trình VietGAP, sản lượng 170,754 nghìn tấn.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với 219 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, tổng diện tích 8.560 ha, chiếm 17% diện tích sản xuất toàn tỉnh. Trong đó, rau, quả được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận đạt 53,1%. Thông qua việc hình thành và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 đến 30% so với sản xuất truyền thống.

Tại huyện Yên Định, có 8 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, là: lúa gạo, rau quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường và cây thức ăn chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Trên địa bàn đã hình thành được hơn 9.000 ha lúa/vụ, 4.000 ha/năm với sản phẩm rau màu, 40 trang trại chăn nuôi lợn, 62 trang trại chăn nuôi gà tập trung, quy mô lớn và đàn bò sữa đạt 7.497 con, sản lượng sữa đạt 36.000 tấn/năm... Hầu hết các sản phẩm chủ lực đã được người sản xuất chú trọng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Khi tham gia vào các chuỗi liên kết, người sản xuất không phải chịu áp lực về vấn đề tiêu thụ... do đó, việc nhân rộng, lan tỏa các chuỗi liên kết trở nên dễ dàng hơn. Tính lũy kế đến tháng 12-2020, toàn huyện đã hình thành được 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chủ yếu là các sản phẩm lúa gạo, thịt và trứng gia cầm, thịt lợn... Dự kiến với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, như: Tăng cường liên kết sản xuất, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn với sản phẩm ngành trồng trọt; khuyến khích phát triển trang trại tập trung quy mô lớn với các sản phẩm thuộc ngành chăn nuôi. Đồng thời, giao các HTX thu hút doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm chủ lực..., thì số chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực sẽ được nhân rộng, gia tăng trong thời gian tới.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 783 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó, ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đều hình thành được những chuỗi liên kết đạt hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như: 193 chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo, hàng trăm chuỗi liên kết chăn nuôi gà gắn với chế biến và tiêu thụ ở các huyện, như: Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Triệu Sơn,... với Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty Chăn nuôi Thọ Xuân, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần, Công ty TNHH Thực phẩm sạch Phúc Vinh, Tập đoàn Japva Việt Nam, Tập đoàn CP Việt Nam...; các chuỗi liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, như: Công ty TNHH Gỗ Xuân Sơn với nhóm hộ huyện Thạch Thành (1.990 hộ/3.354,92 ha rừng gỗ); Nhà máy chế biến gỗ Thành Nam, Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa...

Đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh, việc liên kết chuỗi đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được người sản xuất, cơ quan chuyên môn và các địa phương chú trọng. Đây chính là bước đi vững chắc để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Đồng thời, hướng đến một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, giá trị kinh tế cao.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]