(Baothanhhoa.vn) - Miệt mài dò tìm, học hỏi kinh nghiệm, công thức làm kẹo lạc truyền thống kết hợp với các yếu tố sản xuất cho ra sản lượng lớn, anh Dương Văn Giang, xã Xuân Yên (Thọ Xuân) đã khởi nghiệp thành công khi sản phẩm kẹo lạc Đức Giang sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp với nghề làm kẹo lạc truyền thống

Miệt mài dò tìm, học hỏi kinh nghiệm, công thức làm kẹo lạc truyền thống kết hợp với các yếu tố sản xuất cho ra sản lượng lớn, anh Dương Văn Giang, xã Xuân Yên (Thọ Xuân) đã khởi nghiệp thành công khi sản phẩm kẹo lạc Đức Giang sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường.

11 năm xa quê bươn chải có lẽ chính là những kinh nghiệm quý giúp cho anh Dương Văn Giang vững bước trên thương trường và mở ra những cơ hội thăng tiến. Năm 2013, anh quyết tâm thử sức với sản phẩm truyền thống của quê hương đang đứng trước nguy cơ mai một. Anh chia sẻ: Để ra được một sản phẩm kẹo lạc ngon, phải cẩn trọng ngay từ khâu chọn lựa nguyên liệu. Mạch nha vi sinh được thu mua từ tỉnh Quảng Ngãi, lạc cũng được lựa chọn kỹ sao cho hạt to, chắc, bóc bằng tay để giữ được độ thơm, đường kính nấu cùng mạnh nha phải bảo đảm không sử dụng chất hóa học, tất cả nguyên liệu quện vào nhau tạo thành mùi thơm thanh ngọt, ăn vào cảm nhận được vị bùi, béo đặc trưng. Qua nhiều năm thử nghiệm, anh Giang đã tìm ra công thức phối trộn nguyên liệu riêng, tạo nên hương vị đặc trưng cho thương hiệu “kẹo lạc sìu Đức Giang - ăn rồi nhớ mãi”.

Cơ sở sản xuất kẹo lạc Đức Giang được xem là một trong những cơ sở sản xuất có quy mô lớn trong xã. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh Dương Văn Giang cho biết: Với số vốn đầu tư ban đầu hơn 500 triệu đồng được vay mượn từ người thân, đến nay, mỗi năm, cơ sở kẹo lạc mang lại nguồn thu hơn 1 tỷ đồng. Kinh doanh với hình thức lấy ngắn nuôi dài, số tiền lãi anh dùng để đầu tư máy cán kẹo, máy rang lạc, đóng gói... để cho ra thành phẩm bắt mắt, năng suất gấp 1,5 lần, có hạn sử dụng lâu hơn. Từ những thành công bước đầu, nhận thấy nhu cầu dùng những sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng đang dần trở nên bức thiết, để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, vợ chồng anh Dương Văn Giang đã quyết định vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện 100 triệu đồng đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo lạc để bảo quản sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với dây chuyền làm kẹo là sự đa dạng, đổi mới về hình thức và chủng loại. Các sản phẩm của cơ sở gia đình anh rất phong phú, có kẹo lạc đường, kẹo dồi trắng...

Tết cổ truyền đang đến gần, để có nguyên liệu cho sản xuất kẹo gia đình anh đã tìm mua lạc và vừng từ các xã lân cận của huyện Ngọc Lặc để dự trữ. Trong kho dự trữ của gia đình anh hiện có gần 2 tấn lạc qua chọn lọc, sẵn sàng cho việc sản xuất kẹo tết. Anh Giang cho biết, vào dịp tết, các đại lý từ các huyện đến đặt hàng nên cường độ lao động tăng cao. Từ nay đến tết phải làm liên tục ngày đêm. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất được 100-200 kg kẹo lạc, nhưng vào dịp tết phải sản xuất ra khối lượng sản phẩm gấp 3 đến 4 lần ngày thường.

Chính vì luôn đưa chữ “tâm”, chữ “tín” vào trong mỗi sản phẩm mà sản phẩm kẹo lạc sìu Đức Giang giờ đây đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, có mặt tại các hệ thống kinh doanh, các đại lý trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, cơ sở sản xuất kẹo lạc sìu Đức Giang tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên, với thu nhập ổn định từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị, qua thương lái và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Được biết, trên địa bàn xã Xuân Yên có hàng chục cơ sở làm nghề, thu hút trên 60 lao động. Nghề làm kẹo lạc có hơn 40 năm tồn tại và phát triển, đang được thị trường trong và ngoài tỉnh tin dùng.


Lưu Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]