(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, kết nối với TP Hà Nội, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa Thanh Hóa với Hà Nội

Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, kết nối với TP Hà Nội, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa Thanh Hóa với Hà Nội

Các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 31 (Vietnam Expo 2022) tại Hà Nội.

Là đơn vị tích cực tham gia các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương) đã có nhiều sản phẩm đang cung cấp cho thị trường Hà Nội, như dưa lưới Taki, dưa chuột baby, rau ăn lá các loại, bột rau má, thạch rau má, trà rau má, bột cần tây, bột cải kale, bột tía tô, bột diếp cá... Ông Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, cho biết: Để sản phẩm tiếp cận được thị trường Hà Nội, trong sản xuất công ty đã ứng dụng hệ thống cảnh báo thời tiết, sâu bệnh hại, hệ thống đo, pha dinh dưỡng tự động giúp tiết kiệm công lao động cũng như xử lý các sự cố phát sinh một cách đơn giản nhất. Đối với các sản phẩm chế biến sâu, công ty ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của Nhật Bản với hệ thống sấy lạnh, giúp sản phẩm sau khi sấy giữ nguyên hương vị, màu sắc như rau tươi. Sản phẩm sau khi hoàn thiện, công ty áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua QR code, giúp khách hàng nắm rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất sản phẩm. Từ khâu phát triển vùng nguyên liệu đến khâu sơ chế, chế biến, công ty luôn kiểm soát nguyên liệu cũng như ứng dụng hệ thống kiểm soát chất lượng ISO, HACCP, an toàn vệ sinh thực phẩm... để nâng cao chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Thực hiện chương trình phối hợp “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”, hai địa phương thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giám sát, thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Thanh Hóa đưa về Hà Nội tiêu thụ và ngược lại. Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ các sản phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của tỉnh Thanh Hóa tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm TP Hà Nội trên trang thông tin điện tử check.hanoi.gov.vn. Hiện trên địa bàn tỉnh đang duy trì 11 chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản, thực phẩm của các doanh nghiệp tại thị trường Hà Nội. Hàng năm, cung ứng cho thị trường Hà Nội khoảng 15.000 – 18.000 tấn đường, 3.000 – 4.000 tấn thịt gà, 28.000 – 40.000 lít nước mắm, 50 – 80 tấn mắm tôm, mắm tép, 2 – 3 tấn mực, cá, 1.000 tấn muối bột canh, muối I-ốt, 180 – 250 tấn rau các loại, 65 – 70 tấn dưa Kim Hoàng hậu, 45 – 50 tấn dưa chuột baby; 25 – 30 tấn cà chua... 8 tháng năm 2022, các ngành có liên quan của tỉnh đã hỗ trợ cho 40 doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản chất lượng an toàn trên địa bàn Hà Nội do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức...

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh hiện tham gia kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm nông sản với thị trường Hà Nội đa phần có quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lực về tài chính, nhân lực để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số... trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản còn thiếu. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn... của các siêu thị tại thị trường Hà Nội còn ít. Ngành nông nghiệp chưa tổ chức được nhiều hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn trên địa bàn TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.

Để tạo đà cho việc kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa tỉnh Thanh Hóa với TP Hà Nội một phát triển hơn. Đồng thời, tạo cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường kết nối giao thương, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu, ngành nông nghiệp thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giám sát, thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Thanh Hóa tiêu thụ tại Hà Nội và ngược lại. Đẩy mạnh hợp tác trong công tác kiểm dịch động vật liên tỉnh, phòng, chống dịch bệnh trên động vật, thủy sản; phát triển sản xuất rau an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Hỗ trợ các sản phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của tỉnh Thanh Hóa tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm của TP Hà Nội. Thường xuyên giới thiệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản tham gia các hội nghị, hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn trên địa bàn Hà Nội.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]