(Baothanhhoa.vn) - Huyện Yên Định là địa phương có truyền thống và trình độ sản xuất nông nghiệp cao. Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất, các giải pháp tiêu thụ cũng được địa phương và các doanh nghiệp chú trọng nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Huyện Yên Định với các giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Huyện Yên Định là địa phương có truyền thống và trình độ sản xuất nông nghiệp cao. Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất, các giải pháp tiêu thụ cũng được địa phương và các doanh nghiệp chú trọng nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Huyện Yên Định với các giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệpTrồng ớt xuất khẩu tại xã Định Liên.

Trong khi đầu ra của sản phẩm nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường không ổn định, thì việc các hộ dân ở huyện Yên Định liên kết với các doanh nghiệp, HTX từ khâu sản xuất đến tiêu tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn, tập trung đang là hướng đi hiệu quả. Qua đó, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu thụ ổn định. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Định đã hình thành 5.000 ha liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các sản phẩm nông nghiệp chính như: lúa giống F1 156,3 ha, lúa giống thuần 1.614 ha, cây ớt xuất khẩu 1.864,83 ha, ngô ngọt 26 ha, ngô F1 43,6 ha, ngô dày 387,55 ha, cây bí giống 42,9 ha, khoai tây 70,2 ha, rau đậu 12 ha... Trong chăn nuôi, có 85 trang trại chăn nuôi đã ký hợp đồng liên kết với Công ty CP Phú Gia, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam và Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam để chăn nuôi gà, lợn. Khi tham gia mô hình liên kết sản xuất, các hộ được chuyển giao kỹ thuật sản xuất an toàn, nên sản phẩm đạt chất lượng, đầu ra ổn định, đem lại thu nhập cao.

Điển hình như tại xã Định Tân, thông qua hợp đồng liên kết với Công ty Tân Lộc Phát, địa phương đã sản xuất được 40 ha bí đỏ, dưa chuột lấy hạt. Để đáp ứng các tiêu chí khi thu mua, công ty đã cử cán bộ giám sát kỹ thuật trồng trọt ngay từ khi đưa cây giống ra trồng đến lúc thu hoạch. Do sản phẩm an toàn, đầu ra ổn định, 1 năm các hộ trồng bí, dưa, thu lãi từ 220 đến 240 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Hiện nay, địa phương đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong tỉnh, trong nước mà hướng tới xuất khẩu. Điển hình với sản phẩm đặc trưng là bưởi Diễn Yên Định có 300 ha, với 50% diện tích đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP và hữu cơ. Hiện nay, có 80% diện tích trồng bưởi đến thời kỳ thu hoạch và các HTX, doanh nghiệp trong vùng đang có nhu cầu tìm hiểu, xuất sản phẩm đi Nhật Bản. Địa phương cũng đang hỗ trợ, hướng dẫn HTX dịch vụ cây củ quả Yên Ninh và một số doanh nghiệp có khả năng tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký quy chuẩn chất lượng, phát triển vùng chuyên canh, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sẽ tìm cơ hội đấu mối để các doanh nghiệp được tham gia các chợ nông sản, hội chợ kết nối cung cầu, HTX đã quảng bá và đưa sản phẩm bưởi Diễn ra thị trường.

Hiện nay, theo cơ cấu chuyển đổi nông nghiệp của tỉnh, huyện Yên Định đã rà soát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực theo đúng lộ trình. Trong đó, huyện hoạch định 8 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, là: lúa gạo, rau quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường, cây thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh các giải pháp thúc đẩy sản xuất theo đúng định hướng, huyện Yên Định sẽ quan tâm và tập trung cho phát triển các mô hình sản xuất, tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với việc đẩy mạnh triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phấn đấu mỗi xã phải có ít nhất 1 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung, các vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, với diện tích trên 2.000 ha. Phát triển sản xuất vùng chuyển đổi theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 2 sản phẩm về lĩnh vực trồng trọt có thương hiệu. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và từng bước triển khai tự động hóa các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển đổi cây trồng, hướng đến tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]