(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi, huyện Yên Định đã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm... Từ đó, đã xây dựng được các khu trang trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Yên Định thực hiện nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi

Là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi, huyện Yên Định đã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm... Từ đó, đã xây dựng được các khu trang trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Huyện Yên Định thực hiện nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi

Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Lê Đình Khánh, xã Yên Phú.

Để chăn nuôi phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương, thời gian qua, huyện Yên Định đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, ưu tiên bố trí các hộ dân có kế hoạch xây dựng trang trại chăn nuôi được đổi thửa về khu đất đã được định hướng sử dụng để phát triển chăn nuôi. Cùng với đó, chuyển đổi một phần đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp nhằm tạo quỹ đất phát triển trang trại tập trung, quy mô lớn. Trong quá trình phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, huyện đã xác định rõ tiềm năng, lợi thế của từng vùng để định hướng đối tượng nuôi cụ thể, phù hợp. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí hỗ trợ, tại các khu trang trại tập trung, huyện đã đầu tư xây dựng đường giao thông, đường điện để hỗ trợ người dân trong sản xuất cũng như thuận tiện lưu thông hàng hóa, vận chuyển vật tư, thức ăn, phương tiện phục vụ chăn nuôi... Để nâng cao kỹ thuật cho người dân, huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm... Đồng thời, khuyến khích chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, như: Làm bể sục khí, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học,... góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Trước khó khăn do đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi không ổn định, các sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh hết sức khó khăn với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng xuất hiện nhiều trên thị trường, huyện đã chú trọng việc tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Nhờ thực hiện các giải pháp phù hợp với thực tế, đến nay, trên địa bàn huyện có 5 khu trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn tại các xã Định Hòa, Định Bình, Yên Phú, Yên Lâm, Quý Lộc và 89 trang trại chăn nuôi có quy mô khá lớn. Điển hình như trang trại chăn nuôi của gia đình ông Lê Đình Khánh, là một trong những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn tại xã Yên Phú. Trang trại hiện đã có nhiều năm thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, với quy mô hơn 12.000 con gà/lứa. Ông Khánh cho biết: “Trước khó khăn về việc phát triển kinh tế của gia đình, tôi đã được UBND xã hỗ trợ, khuyến khích xây dựng trang trại quy mô lớn, thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Theo đó, tôi đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại đúng quy định, lắp đặt hệ thống máng ăn, uống nước tự động, máy phát điện... Tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, trang trại của tôi được doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn và dịch vụ thú y; đồng thời, được công ty cử nhân viên kỹ thuật thường xuyên tư vấn, chăm sóc con nuôi và cam kết thu mua sản phẩm đạt chất lượng. Mỗi năm, doanh thu của trang trại đạt hơn 1 tỷ đồng”.

Với những kết quả đã đạt được, thời gian tới, huyện Yên Định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa nhằm tạo quỹ đất liền kề để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân,... để người dân đầu tư phát triển chăn nuôi. Việc tạo được quỹ đất còn là điều kiện để địa phương thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát dịch bệnh tại cơ sở. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình VietGAP... Xây dựng, phát triển các trang trại, khu trang trại chăn nuôi tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị đầu tư, thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]