(Baothanhhoa.vn) - Sau những ngày gấp rút làm đất, xuống giống đúng lịch thời vụ, đến nay các các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân chăm sóc cây trồng vụ thu mùa; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, các quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản.

Huyện Thiệu Hóa tập trung chăm sóc cây trồng vụ thu mùa

Sau những ngày gấp rút làm đất, xuống giống đúng lịch thời vụ, đến nay các các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân chăm sóc cây trồng vụ thu mùa; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, các quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản.

Huyện Thiệu Hóa tập trung chăm sóc cây trồng vụ thu mùaNgười dân thị trấn Thiệu Hóa chăm sóc rau màu.

Vụ thu mùa năm 2021, huyện Thiệu Hóa gieo trồng 8.700 ha cây trồng các loại; trong đó, có 8.100 ha sản xuất lúa, 250 ha ngô, 350 ha trồng rau màu và các loại cây trồng khác. Ngay sau khi thu hoạch xong vụ chiêm xuân, huyện Thiệu Hóa đã nhanh chóng chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản vụ thu mùa. Theo đó, trong sản xuất lúa, ngay từ đầu vụ, các xã, thị trấn đã hướng dẫn, chỉ đạo người dân chuyển dịch cơ cấu giống, thời vụ theo hướng tăng tỷ lệ lúa chất lượng cao và chủ yếu bằng các giống ngắn ngày, kháng bệnh bạc lá, như: CP134, TBR225, Q5, DQ11, BC15, VNR20, HN6, nếp các loại,... Nâng cao chất lượng các vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, tuân thủ cơ cấu các loại giống theo quy định trong vùng quy hoạch sản xuất, như: TBR225, DQ11, HN6,... Tuân thủ quy trình kỹ thuật của từng giống, bón phân cân đối, hợp lý cho lúa theo nguyên tắc nặng đầu nhẹ cuối để phòng sâu bệnh; nhất là bệnh bạc lá lúa... Bên cạnh đó, thu hút doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm để thành các vùng sản xuất lúa tập trung ở một số xã có đủ các điều kiện, tạo tiền đề nhân rộng cho các vụ sản xuất ở các năm tiếp theo. Đối với cây ngô, bố trí chủ yếu là đất bãi, gồm các giống: NK 6654, DK 9955, CP512,...; đậu tương gieo trồng ở các vùng đất chuyên màu và đất bãi gồm các giống, như: DT84, DT96,...; các giống rau màu có năng suất cao phù hợp trong khung thời vụ, có thị trường tiêu thụ ổn định cũng được ưu tiên sản xuất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện điều tra, phát hiện, dự báo chính xác tình hình dịch hại; nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ phát sinh thành dịch như sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, bệnh lùn sọc đen... dự tính khả năng phát sinh trong thời gian tới, xác định mức độ gây hại để có biện pháp phòng, trừ kịp thời, hiệu quả. Khuyến cáo bà con nông dân tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” khi thực hiện phun trừ các đối tượng sâu hại. Đối với diện tích trồng ngô, người dân cần chọn nơi canh tác có độ ẩm đất thích hợp từ 70 - 80%; khi tưới nước thì nên tưới theo rãnh, không được để nước đọng gây ngập úng, lá héo vàng. Người dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại sớm, nhất là: sâu keo mùa thu, sâu đục thân, bệnh đốm lá, các bệnh sinh lý do thời tiết... Để phòng trừ đối tượng này, người dân nên thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại, như: sử dụng bẫy bả để diệt sâu trưởng thành, thường xuyên kiểm tra bắt sâu tuổi lớn, ngắt bỏ ổ trứng,... và kịp thời sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp phun trừ vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đi đôi với đó, trước tình hình thời tiết bất thuận, để chăm sóc, bảo vệ cây trồng đầu vụ thu mùa, trong thời gian diễn ra nắng nóng gay gắt, các địa phương cần chủ động xây dựng và triển khai phương án tưới, tiêu hợp lý, phòng, chống hạn và phòng, chống lụt bão. Kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa chữa các công trình hồ đập, hệ thống cống, trạm bơm tưới, tiêu trước mùa mưa bão; nạo vét kênh mương tưới, tiêu thoát nước thông dòng chảy đáp ứng kịp thời cho chống hạn và chống úng. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê điều, có phương án xử lý chủ động để phòng chống lụt bão và bảo vệ sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá cả, chất lượng vật tư, hàng hóa nông nghiệp, chất lượng nông sản. Bên cạnh các chính sách của tỉnh, của huyện, các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách để xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]