(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ (PBHC) cho các loại cây trồng. Từ đó, tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hướng đến nền nông nghiệp “sạch” bằng phân bón hữu cơ

Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ (PBHC) cho các loại cây trồng. Từ đó, tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hướng đến nền nông nghiệp “sạch” bằng phân bón hữu cơ

Trang trại tổng hợp ở xã Quảng Hợp (Quảng Xương) sử dụng phân trùn quế để sản xuất rau an toàn.

Sử dụng phân bón vô cơ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng, không đúng thời điểm và quá lạm dụng phân bón vô cơ sẽ dẫn đến việc tồn dư các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí; nhất là làm thoái hóa đất, khiến đất dần mất đi độ tơi xốp và màu mỡ dẫn đến chất lượng và sản lượng cây trồng thấp. Để khắc phục những nhược điểm này, ngành nông nghiệp đang từng bước hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

Là một trong những người kiên trì gắn bó với nông nghiệp sạch, chị Lê Thị Quyên, Giám đốc HTX sản xuất thương mại - nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu và làm việc với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nông sản an toàn. Tình cờ, trong một lần làm việc, chị Quyên đã nghĩ ngay đến việc học cách làm các chế phẩm sinh học và cung cấp cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Chị Quyên cho biết: Chế phẩm sinh học EM được làm từ các loại nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp dễ tìm, sẵn có, như: vỏ trái cây, rau, củ... Với cách làm đơn giản là rửa sạch, băm nhỏ, trộn với đường, tỏi, ớt và một số phụ gia khác để ngâm, ủ lên men rồi lọc lấy nước dùng xịt cho cây trồng diệt sâu bọ, nấm các loại hoặc hòa ít nước trộn với thức ăn cho vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng... Vừa qua, trong quá trình tuyên truyền và hướng dẫn các gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc sử dụng chế phẩm EM để khử trùng mùi hôi, diệt côn trùng,... chị Quyên đã nảy ra ý tưởng thu mua lại chất thải gia súc, gia cầm để sản xuất ra PBHC. Sau thời gian thử nghiệm, chị Quyên đã thành công với sản phẩm PBHC Tre xanh AM với nhiều công dụng, như: Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng cường phân hủy chất hữu cơ, tăng độ phì nhiêu, độ xốp của đất, hạn chế rửa trôi của đất; đồng thời, kích thích bộ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cây trồng, tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả... Hiện nay, sản phẩm PBHC của chị Quyên đã được sản xuất với số lượng lớn và được cung cấp cho các HTX trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, bên cạnh sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, phế phẩm cây ngô, bã mía, các loại phân gia súc, gia cầm... để chế biến thành PBHC, các trang trại trên địa bàn tỉnh đã chủ động nuôi giun quế để lấy phân bón cho cây trồng. Chị Nguyễn Thị Hoan, chủ trang trại xã Quảng Hợp (Quảng Xương), cho biết: phân trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng cao, không chỉ tốt cho cây trồng mà còn có tác dụng cải thiện tính trạng đất bị thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng hay bạc màu; tăng quá trình hấp thu dinh dưỡng, khả năng miễn dịch cho cây; nhất là thích hợp ươm cây giống và trồng rau, củ, quả hữu cơ.

Thực tế cho thấy, các địa phương trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất PBHC do có nguồn chất thải phong phú trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp... Việc sử dụng PBHC sẽ giúp cây trồng có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ vì trong PBHC đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp người dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng PBHC được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, quá trình sản xuất lại ít sâu bệnh... Tuy nhiên, sản xuất PBHC mất nhiều thời gian để thu gom, xử lý nguyên liệu và chờ đợi nguyên liệu phân hủy. Vì vậy, dù nhận thức việc sử dụng PBHC cho cây trồng là giải pháp hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, song không phải trang trại nào cũng có thể tự sản xuất được. Vì vậy, để áp dụng rộng rãi, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác dụng của PBHC để người dân tin tưởng và áp dụng. Khuyến khích người dân tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, áp dụng các phương pháp ủ truyền thống kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt làm PBHC. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ủ PBHC; trong đó, ưu tiên những phụ phẩm có sẵn tại địa phương. Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng PBHC phù hợp, hiệu quả để người dân học tập và nhân rộng tại địa phương.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]