(Baothanhhoa.vn) - Nhiều người cho rằng, muốn tìm hiểu về đời sống, văn hóa và tập tục của một vùng đất, một làng quê nào đó thì cứ đến... chợ. Bởi chợ chính là biểu hiện đầy đủ nhất bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của một vùng. Sự phát triển của xã hội ngày nay đã hình thành nên những mô hình, phương thức kinh doanh mới, đưa các chợ truyền thống vượt ra khỏi chức năng đơn thuần mua bán hàng hóa, thay vào đó là những tổ hợp chợ, trung tâm mua sắm sang trọng được tích hợp các dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí đa dạng.

Hướng đến mô hình kinh doanh chợ văn minh, hiện đại

Nhiều người cho rằng, muốn tìm hiểu về đời sống, văn hóa và tập tục của một vùng đất, một làng quê nào đó thì cứ đến... chợ. Bởi chợ chính là biểu hiện đầy đủ nhất bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của một vùng. Sự phát triển của xã hội ngày nay đã hình thành nên những mô hình, phương thức kinh doanh mới, đưa các chợ truyền thống vượt ra khỏi chức năng đơn thuần mua bán hàng hóa, thay vào đó là những tổ hợp chợ, trung tâm mua sắm sang trọng được tích hợp các dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí đa dạng.

Hướng đến mô hình kinh doanh chợ văn minh, hiện đại

Mô hình trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại của khách hàng mà còn mang đến giá trị gia tăng cho các tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ.

Đi chợ đã trở thành nếp sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Theo ước tính, hiện nay, lượng hàng hóa được mua bán, lưu thông qua hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn cả nước chiếm hơn 60 - 70% mức tiêu dùng hàng ngày của người dân. Bởi vậy, chợ trở thành khâu bán lẻ quan trọng bậc nhất thúc đẩy sản xuất lẫn tiêu thụ; đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế mỗi địa phương. Không chỉ vậy, việc sở hữu và cho thuê mặt bằng tại các chợ hoạt động hiệu quả cũng đang mang lại nguồn thu rất lớn cho chủ sở hữu. Khảo sát mặt bằng một số chợ ở Việt Nam cho thấy, nhiều nơi được đánh giá là có giá thuê và sang nhượng đắt đỏ nhất thế giới bởi nguồn lợi kinh doanh cực lớn. Chẳng hạn, tại chợ Bến Thành (TP HCM), chi phí thuê ki-ốt ở vị trí đẹp đạt ngưỡng 30-50 triệu đồng mỗi tháng, phí sang nhượng khoảng 1,2 - 2,5 tỷ đồng (với một ki-ốt có diện tích 2 - 4 m2); các kiot tại chợ Ninh Hiệp (Hà Nội) có giá gấp 3 lần biệt thự hạng sang với giá thuê từ 20 – 70 triệu đồng/tháng và giá bán lên tới 70 tỷ đồng/ki-ốt hơn 50 m2

Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ mua sắm ở các chợ truyền thống sang ưu tiên các điểm kinh doanh hiện đại với hàng hóa phong phú, giá cả niêm yết, xuất xứ và chất lượng được đảm bảo cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Do đó, việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thói quen mua bán hàng hóa của người tiêu dùng, hướng tới xu thế phát triển hiện đại. Thực tế cho thấy việc xây dựng chợ theo mô hình hiện đại đã được nhiều nơi trên cả nước thực hiện theo chủ trương xã hội hóa đầu tư chợ của Chính phủ. Hầu hết các chợ sau khi được chuyển đổi hoặc đầu tư mới đều tổ chức quản lý, đầu tư khang trang và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm trật tự xã hội, an toàn, văn minh thương mại, bố trí, sắp xếp ngành hàng, mặt hàng cụ thể theo khu vực, thuận tiện cho người mua và người bán, giải tỏa hoạt động của các chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn, góp phần xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện. Một trong những mô hình giải quyết được bài toán này là trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống, đã được thử nghiệm thành công tại nhiều đô thị trên cả nước như: chợ Liên Phương (Hà Nội); chợ An Sương, Bình Điền (TP HCM); chợ Thu Lộ (Quảng Ngãi); chợ Núi Đèo (Hải Phòng)…

Ghi nhận tại tỉnh Nghệ An, Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Đô Lương là một trong những dự án đã cho thấy hiệu quả của chủ trương đầu tư, kinh doanh chợ. Dự án được quy hoạch trên diện tích 3,44 ha, gồm 1.338 ki-ốt, quầy hàng, sạp hàng, shophouse cao 3,5 tầng và trung tâm thương mại cao 7 tầng. Chợ mới xây dựng khang trang, hiện đại, sạch, đẹp, hệ thống PCCC, an ninh, trật tự đảm bảo. Với thiết kế hợp lý các tiểu thương có thể kinh doanh đa dạng mặt hàng từ bách hóa tổng hợp, nông sản, hàng ăn đến thời trang, vàng bạc, điện lạnh…, đáp ứng tốt mọi nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân thời điểm hiện tại cũng như rất nhiều năm nữa. Ngay sau khi hoàn thành, dự án chợ Đô Lương đã thu hút rất đông bà con tiểu thương và người dân đến kinh doanh, buôn bán. Điều này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, sầm uất, tạo thu nhập cao và nâng dần mức sống của mỗi người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Không nằm ngoài xu hướng phát triển chợ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân, tạo nơi giao thương sầm uất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngày 25-6-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2409/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng chợ Thành Mai tại phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa và cấp Giấy phép xây dựng số 1926/GPXD vào ngày 4-11-2020. Dự án có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, quy mô hơn 10.054,5 m2, tọa lạc trong khu quy hoạch phía Tây Nam phường Quảng Thành, tiếp giáp đường Chi Lăng và phố Ngọc Mai kéo dài. Được khởi công xây dựng vào tháng 11-2020, chợ Thành Mai sở hữu vị trí vô cùng đắc địa khi nằm gần với điểm giao của hai tuyến đại lộ huyết mạch của thành phố Thanh Hóa là Đại lộ Võ Nguyên Giáp và Đại lộ Hùng Vương. Trong bán kính 1,5 km quanh chợ là hàng loạt trường đại học lớn tại thành phố Thanh Hóa như: Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Phân hiệu Đại học Y Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Nghề số 4, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET… với hàng nghìn sinh viên đang theo học. Đây là một lợi thế rất lớn để thu hút tiểu thương từ khắp nơi đến trao đổi, mua bán hàng hóa, đưa chợ Thành Mai trở thành sự lựa chọn lý tưởng về không gian kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Hướng đến mô hình kinh doanh chợ văn minh, hiện đại

Chợ Thành Mai hướng đến mô hình kinh doanh chợ văn minh, hiện đại hứa hẹn tạo nơi giao thương sầm uất cho khu vực.

Hiện tại, Dự án Chợ Thành Mai đang được các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành các hạng mục, bàn giao và đi vào hoạt động trong Quý IV năm 2022. Sau khi hoàn thiện, chợ Thành Mai sẽ trở thành công trình quy mô, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, cảnh quan đô thị, văn minh thương mại, đáp ứng nhu cầu giao thương, quảng bá sản phẩm, trao đổi hàng hóa của Nhân dân, đưa đến trải nghiệm mua sắm hiện đại với tất cả các mặt hàng, dịch vụ từ cao cấp đến thiết yếu hàng ngày.

NL


NL

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]