(Baothanhhoa.vn) - Xác định việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp (DN) và người dân là định hướng lâu dài, góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, những năm qua, UBND huyện Triệu Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả thực hiện liên kết sản xuất ở huyện Triệu Sơn

Xác định việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp (DN) và người dân là định hướng lâu dài, góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, những năm qua, UBND huyện Triệu Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp...

Hiệu quả thực hiện liên kết sản xuất ở huyện Triệu Sơn

Diện tích trồng ngô ngọt liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Chế biến thực phẩm công nghệ Sông Hương, tại thị trấn Triệu Sơn.

Nhờ đó, từ năm 2016 đến tháng 11-2019, toàn huyện đã có hơn 1.100 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với DN; trong đó, riêng năm 2019, toàn huyện có 195 ha diện tích tập trung chủ yếu tại 9 xã, như: Thọ Bình, Thọ Sơn, Thọ Phú... Một số mô hình đã được liên kết với các DN mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng ớt doanh thu đạt từ 160 đến 340 triệu đồng/ha/năm, mô hình trồng rau màu các loại doanh thu từ 130 đến 200 triệu đồng/ha/năm, mô hình trồng dược liệu doanh thu đạt 500 triệu đồng/ha/năm... Một số DN liên kết sản xuất, cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra, hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, như: Công ty TNHH Tình Cầm, Công ty Kiên Giang, Công ty TNHH MTV Vinamilk - Trang trại Bò sữa Thanh Hóa, Công ty TH Truemillk Nghệ An, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty Giống cây trồng Tứ Xuyên... Có thể nói, việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,7 đến 2,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống.

Tại cánh đồng thị trấn Triệu Sơn, mô hình liên kết sản xuất ngô ngọt của gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh được xem là tiên phong, mở ra hướng đi mới trong liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Trên cánh đồng trồng ngô ngọt diện tích 31,3 ha, người dân đang tập trung đẩy mạnh sản xuất bảo đảm khung thời vụ tốt nhất cho cây trồng phát triển. Chị Hạnh cho biết: “Diện tích này hiện đang được liên kết sản xuất với Công ty TNHH chế biến thực phẩm công nghệ Sông Hương, chúng tôi được công ty cung cấp 100% giống có chất lượng cao, hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc và bảo đảm đầu ra nếu chất lượng sản phẩm đúng theo hợp đồng đã ký kết; năng suất ước tính từ 4 đến 5 tạ/sào”. Được biết, liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế cao gấp khoảng 1,5 lần so với sản xuất truyền thống. Ông Trịnh Hữu Quân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Trước đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phần lớn là tự phát, manh mún nhỏ lẻ và đã bộc lộ những hạn chế nhất định, khiến người dân e dè trong việc đầu tư sản xuất nông nghiệp. Ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với DN, người dân có cơ hội tiếp cận với khoa học - kỹ thuật, bảo đảm được đầu ra cho sản phẩm, ổn định giá trị kinh tế”.

Đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn, ông Lã Văn Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, cho biết: Từ mối liên kết giữa người dân với DN đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua. Các mô hình liên kết sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được nhân rộng. Tuy nhiên, đa phần các cây trồng thực hiện liên kết sản xuất hiện nay vẫn nhỏ, lẻ nên vẫn còn mang tính hình thức, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia. Thực tế, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản giữa DN, người dân, HTX còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của các bên. Việc phát triển sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên cơ sở phát huy lợi thế chưa trở thành phổ biến. Vì vậy, thời gian tới, để đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa DN và bà con nông dân, huyện sẽ chú trọng tích tụ ruộng đất, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho lao động nông nghiệp, tạo điều kiện để DN mở rộng quy mô đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, các xã cần tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường hướng tới phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế, kết hợp giữa huy động vốn đầu tư của Nhà nước với đóng góp của các cá nhân, tổ chức để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, như: Kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn,... nhằm thu hút DN đầu tư phát triển sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]