(Baothanhhoa.vn) - Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao giá trị kinh tế và bền vững, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, trình độ sản xuất,... tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn phát triển 5 loại con nuôi chủ lực, gồm, bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn, gia cầm và trâu thịt. Theo đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích thu hút đầu tư,  thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại...

Giải pháp phát triển con nuôi chủ lực

Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao giá trị kinh tế và bền vững, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, trình độ sản xuất,... tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn phát triển 5 loại con nuôi chủ lực, gồm, bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn, gia cầm và trâu thịt. Theo đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích thu hút đầu tư, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại...

Giải pháp phát triển con nuôi chủ lựcNgười dân xã Mậu Lâm (Như Thanh) phát triển đàn bò thịt cho hiệu quả kinh tế cao.

Là địa phương có nhiều tiềm năng, điều kiện phát triển chăn nuôi, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng phát triển đàn gà lông màu, số lượng đàn hơn 700 nghìn con. Theo đó, để nâng cao chất lượng con nuôi, huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chăn nuôi theo hướng tập trung, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, khép kín; hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; nuôi theo quy trình VietGAP; tiêm phòng vắc-xin theo đúng quy định. Đồng thời, hỗ trợ lựa chọn các loại giống có năng suất, chất lượng cao; mở các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi, như chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, bể biogas... Nhờ đó, mô hình chăn nuôi gà lông màu ngày càng được mở rộng, tập trung chủ yếu ở các xã, như Xuân Hồng, Trường Xuân... Bên cạnh phát triển đàn gà lông màu, huyện còn tập trung phát triển các con nuôi lợi thế, như bò thịt, lợn ngoại hướng nạc,... với các trang trại khép kín, có máng ăn, máng uống tự động... Tại các xã, thị trấn cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện, chuyển giao công nghệ phối giống nhân tạo cho người chăn nuôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, như bò lai Sind, Brahman, bò Úc, trâu Murrah... Hệ thống hạ tầng giao thông đến các khu vực chăn nuôi cũng luôn được huyện quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển vật tư, thức ăn, phương tiện phục vụ chăn nuôi. Đẩy mạnh phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm và triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi với các doanh nghiệp, như, Công ty Happy Farm, Công ty Nông sản Phú Gia...

Để nâng cao chất lượng cũng như số lượng đàn trâu và bò thịt chất lượng cao, các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Cẩm Thủy,... đã chú trọng ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong việc chọn tạo giống. Các biện pháp đã được áp dụng, như sử dụng tinh bò nhóm Zebu thuần phối giống cho đàn bò nội để nâng cao tầm vóc, sử dụng tinh bò BBB phối giống với bò cái lai Zebu để tạo đàn bò thịt, sử dụng tinh trâu nội và tinh trâu Murrah để phối giống cho đàn trâu cái... Việc ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia súc đã hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 – 30%... Được biết, mỗi năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thụ tinh nhân tạo được khoảng 27 nghìn liều tinh bò; 2,5 nghìn liều tinh trâu Murrah Ấn Độ; tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%; du nhập một số giống bò BBB, Droughtmaster, RedAgus và tinh đông lạnh để phối giống với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò.

Đến nay, toàn tỉnh có 12 nghìn con bò sữa, hơn 70 nghìn con bò thịt chất lượng cao, khoảng 190 nghìn con trâu, 600 nghìn con lợn ngoại hướng nạc, gà lông màu 7,5 triệu con. Những kết quả bước đầu về phát triển đàn vật nuôi chủ lực cho thấy tỉnh ta đã có những hướng đi đúng đắn, hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển đàn vật nuôi chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh để người dân có kế hoạch lựa chọn các loại con nuôi phù hợp với phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển chăn nuôi, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho việc phát triển các con nuôi chủ lực có quy mô lớn. Bên cạnh đó, hướng dẫn, khuyến khích người chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, quy trình thực hành chăn nuôi theo hướng VietGAP... đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn súc, gia cầm. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn; chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật thực hiện thụ tinh nhân tạo để tăng số lượng đàn bò sữa và bò thịt chất lượng cao, kết hợp chọn lọc với lai tạo và du nhập các giống vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với từng vùng, từng địa phương...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]