(Baothanhhoa.vn) - Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống được coi là công trình thủy lợi lịch sử của huyện vùng chiêm trũng này cũng như ngành thủy lợi Thanh Hóa. Những ngày cuối tháng 6-2021, chủ đầu tư đang đốc thúc các nhà thầu thi công cả ca đêm để bàn giao dự án đúng tiến độ giai đoạn 1.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống được coi là công trình thủy lợi lịch sử của huyện vùng chiêm trũng này cũng như ngành thủy lợi Thanh Hóa. Những ngày cuối tháng 6-2021, chủ đầu tư đang đốc thúc các nhà thầu thi công cả ca đêm để bàn giao dự án đúng tiến độ giai đoạn 1.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Những dòng sông nhân tạo thấp hơn mặt ruộng và các khu dân cư được đào đắp để chứa và dẫn dẫn nước tiêu úng cho vùng III huyện Nông Cống đã hoàn thành.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Các xã vùng III của huyện Nông Cống vốn thuộc vùng trũng thấp, mỗi mùa mưa thường xảy ra tình trạng ngập lụt. (Ảnh tư liệu)

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Cứ sau mỗi đợt mưa trên 150 mm là nhiều xã của huyện Nông Cống chịu cảnh ngập lụt. Sau nhiều năm đề xuất, Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai để khắc phục tình hình ngập lụt, ổn định cuộc sống cho người dân vùng đồng chiêm trũng này (Ảnh tư liệu).

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Giai đoạn 1 của dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định 4430/QĐ-BNN-XD từ năm 2017, đến tháng 3-2019 được điều chỉnh phê duyệt bởi Quyết định 951/QĐ-BNN-XD với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 540 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt đến đầu mùa mưa bão năm 2021 nhằm thực hiện tốt công tác tiêu thoát lũ cho vùng trũng huyện Nông Cống.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Điều khác biệt so với nhiều công trình thủy lợi khác là, Dự án Tiêu thoát lũ vùng III Nông Cống hướng tới phục vụ dân sinh nên ngoài hệ thống kênh mương và các trạm bơm tiêu thoát nước, còn có hàng chục cây cầu dân sinh và nhiều tuyến đường kết nối các thôn, các xã trong vùng.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Những tuyến đường dân sinh được mở rộng và kiên cố nhờ dự án lớn này.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Những hạng mục cuối cùng đoạn qua xã Thăng Long đang được gấp rút hoàn thành để bảo đảm công tác phòng, chống lụt, bão năm 2021.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

“Trái tim” của dự án là các trạm bơm điện công suất lớn để bơm nước lên các tuyến kênh nhằm tiêu ra sông Mực, sông Chuối.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Trục tiêu Khe Lườn - Đò Bòn đoạn chạy qua ranh giới 2 xã Thăng Bình và Thăng Thọ với mặt bờ đê gần 10 m kết hợp đường dân sinh trong vùng.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Hàng chục cống thoát nước từ các cánh đồng và khu dân cư trũng thấp ra hệ thống kênh tiêu hiện đại.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Vùng III huyện Nông Cống gồm 9 xã phân bổ trong vùng trũng thấp. Dự án này mang lại kỳ vọng chấm dứt tình trạng ngập úng ở đây vào mỗi mùa mưa.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Cống điều tiết nước toàn bộ dự án nối đôi bờ kênh lớn giữa 2 xã Thăng Long và Vạn Thiện vừa được hoàn thành. Đây là cống được thiết kế 7 cửa, vận hành đóng mở bằng hệ thống mô tơ điện. Mùa mưa lũ, cống sẽ được mở để tiêu nước cho toàn vùng III của huyện Nông Cống, vào mùa hạn cống sẽ đóng để giữ nước cho sản xuất nông nghiệp trong huyện.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, khẳng định: Do đặc thù trũng thấp nên các xã thuộc vùng III của huyện Nông Cống chưa có hệ thống tiêu thoát lũ hiệu quả. Trước đây, cứ mưa trên 150 mm là 9 xã vùng III chịu cảnh ngập lụt. Dự án này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho chống lũ cũng như sản xuất nông nghiệp, được chính quyền và Nhân dân nhiều năm mong mỏi.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Một trong những địa phương được hưởng lợi của dự án là xã Thăng Long với hơn 5 km kênh tiêu đi qua các cánh đồng và khu dân cư của địa phương. Chủ tịch UBND xã Thăng Long Phạm Quang Tuyên, cho biết: Xã Thăng Long có diện tích tự nhiên hơn 1.882 ha, trong đó có 557 ha đất sản xuất và các khu dân cư thuộc các thôn: Ngư Thôn, Đại Bản và Ốc Thôn liên tục ngập úng hàng năm. Từ nay có hệ thống tiêu thoát hiện đại gần 100 ha lúa của xã đã cấy được 2 vụ, hơn 500 hộ dân không còn sợ ngập lụt như trước kia.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Ngoài tiêu úng cho các khu dân cư, Dự án còn giúp tiêu thoát lũ cho hơn 3.000 ha lúa của 9 xã vùng trũng trong huyện. Đây là diện tích mà lâu nay nông dân các địa phương chỉ “dám” cấy vụ chiêm xuân, gần như bỏ hoang vụ mùa do ngập lụt vào mùa mưa.

Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống (giai đoạn 1) trước ngày đưa vào sử dụng

Dự kiến nửa cuối năm 2022, giai đoạn 2 của Dự án Tiêu úng vùng III Nông Cống sẽ được triển khai với nhiều hạng mục quan trọng khác. UBND huyện Nông Cống đã chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với các đơn vị liên quan, vận động công tác giải phóng mặt bằng để dự án được triển khai tốt.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]