(Baothanhhoa.vn) - Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thiện bản đồ nông hóa giai đoạn 1 cho 9 huyện với tổng diện tích được xác lập 102.814 ha đất nông nghiệp. Với hơn 8 tháng tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích chất đất, thổ nhưỡng của các chuyên gia đến từ các cơ quan Trung ương là Viện Môi trường nông nghiệp và Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hồ sơ về kết quả phân tích từng cánh đồng đã xác lập, đưa lên mạng Internet có tên miền riêng để các địa phương và người dân có thể tra cứu. Nhiều diện tích còn thiếu những chất dinh dưỡng vi lượng cụ thể cũng được thông báo để nông dân và chính quyền địa phương có kế hoạch dùng phân bón bổ sung một cách khoa học nhất.

Định hướng vùng chuyên canh đặc trưng theo bản đồ nông hóa

Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thiện bản đồ nông hóa giai đoạn 1 cho 9 huyện với tổng diện tích được xác lập 102.814 ha đất nông nghiệp. Với hơn 8 tháng tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích chất đất, thổ nhưỡng của các chuyên gia đến từ các cơ quan Trung ương là Viện Môi trường nông nghiệp và Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hồ sơ về kết quả phân tích từng cánh đồng đã xác lập, đưa lên mạng Internet có tên miền riêng để các địa phương và người dân có thể tra cứu. Nhiều diện tích còn thiếu những chất dinh dưỡng vi lượng cụ thể cũng được thông báo để nông dân và chính quyền địa phương có kế hoạch dùng phân bón bổ sung một cách khoa học nhất.

Định hướng vùng chuyên canh đặc trưng theo bản đồ nông hóaMô hình trồng nho theo hướng công nghệ cao tại xã Xuân Du, Như Thanh. Ảnh: Lê Đồng

Theo đó, 166 xã đã được khuyến khích và định hướng trồng những nhóm cây trồng phù hợp. Từ đó, các phương án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng được đề xuất cho từng địa phương. Nhiều giải pháp khoa học để nâng cao độ phì nhiêu của những vùng đất nông nghiệp cụ thể cũng được đưa ra...

Kết quả phân tích nông hóa thổ nhưỡng tuy mới hoàn thành giai đoạn 1, chưa đầy đủ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, nhưng đã được coi là bước ngoặt cho phát triển ngành trồng trọt hiện đại. Từng nhóm cây trồng trên từng cánh đồng sẽ được khuyến cáo trồng để thích hợp nhất với chất đất ở địa phương, tạo sự phát triển tốt nhất. Từ các cơ sở khoa học được xác lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có những định hướng bước đầu để hình thành các vùng chuyên canh cây trồng trong thời gian tới. Trên cơ sở tổng hợp đến cấp huyện, cây lúa vẫn được ưu tiên đầu tiên ở khắp các địa phương với tổng diện tích định hướng cho 9 huyện là gần 37.300 ha. Trong đó, diện tích lúa lớn nhất là huyện Yên Định hơn 9.675 ha, huyện Thạch Thành hơn 5.932 ha, huyện Hà Trung gần 5.100 ha, huyện Cẩm Thủy hơn 4.600 ha. Các huyện miền núi khác như Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước tuy không nhiều diện tích đất trồng trọt nhưng cũng được định hướng ưu tiên phát triển từ hơn 2.200 đến gần 2.700 ha lúa ở mỗi địa phương, riêng huyện Lang Chánh được định hướng phát triển diện tích lúa ít nhất với hơn 1.700 ha.

Theo các kết quả phân tích để phát triển cây trồng tối ưu, Thạch Thành sẽ là “thủ phủ” cây ăn quả xứ Thanh với diện tích được định hướng phát triển thành vùng chuyên canh cây có múi như bưởi, cam, quýt lên đến hơn 1.150 ha. Các loại cây ăn quả khác như dứa, xoài, ổi, nhãn, vải, na, chuối, thanh long... cũng được định hướng phát triển tại huyện miền núi thấp này hơn 1.863 ha. Vùng bán sơn địa Hà Trung được định hướng thành những vùng chuyên canh dứa gai tập trung và lớn nhất tỉnh với tổng diện tích phù hợp lên gần 1.000 ha. Cây dược liệu với nhiều tiềm năng cũng được đề xuất bố trí vào cơ cấu cây trồng nhiều huyện miền núi, trong đó huyện Lang Chánh gần 130 ha, huyện Bá Thước hơn 100 ha; các huyện Thạch Thành, Hà Trung, Thường Xuân đều có hàng chục ha phù hợp với canh tác cây dược liệu được khuyến cáo phát triển. Một cây trồng mới nhưng được định hướng phát triển trên địa bàn cả 9 huyện vùng xác lập bản đồ nông hóa lần này là gai xanh, nhiều nhất là huyện Như Xuân với khoảng 1.130 ha, tiếp đến là các huyện: Cẩm Thủy hơn 1.000 ha, Bá Thước hơn 500 ha, Lang Chánh gần 450 ha, Thường Xuân hơn 410 ha...

Định hướng vùng chuyên canh đặc trưng theo bản đồ nông hóaGai xanh là cây trồng mới được định hướng mở rộng diện tích ở xã Cẩm Yên (Cẩm Thủy).

Tại huyện miền núi Cẩm Thủy với gần 13.700 ha đất nông nghiệp, cây ăn quả có múi được định hướng phát triển tại nhiều vị trí thuộc các xã Cẩm Châu, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm phú, Cẩm Ngọc, Cẩm Quý và thị trấn Phong Sơn. Cây ngô sẽ phát triển tối ưu trên nhiều khu đồng, bãi của thị trấn Phong Sơn và nhiều xã: Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Lương, Cẩm Giang, Cẩm Bình... Cây lúa, cây gai xanh, cây mía vẫn có sự phù hợp tối ưu ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hàng chục nhóm cây trồng cụ thể khác cũng được “định danh” trên từng khu đồng, gò bãi, làm cơ sở quan trọng để huyện và các xã có hướng lựa chọn cây trồng phù hợp nhất, góp phần thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các vùng thâm canh trong trồng trọt...

Với hơn 6.000 mẫu đất được lấy trên các cánh đồng của 9 huyện để phân tích, đưa ra kết quả các chỉ số chất vi lượng, từ đó xác định được những loại phân bón cần tăng cường hay hạn chế để cân đối dinh dưỡng. Dự án xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh cây trồng đã giải quyết được một vấn đề mà trước đây ngành nông nghiệp tỉnh nhà chưa làm được là xác lập được bản đồ thích hợp của đất đai với từng nhóm cây trồng. Không những chi tiết đến từng xã, từng cánh đồng, mà các thông tin có tính khoa học này còn được bản đồ hóa, số hóa trên không gian mạng để dễ dàng tra cứu.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]