(Baothanhhoa.vn) - Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành đến năm 2045 nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; gắn kết với các vùng lân cận cùng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực, quan điểm phát triển bền vững làm mục tiêu phát triển; đồng thời, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành, gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Điểm nhấn quy hoạch vùng huyện Thạch Thành

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thạch Thành đến năm 2045 nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; gắn kết với các vùng lân cận cùng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực, quan điểm phát triển bền vững làm mục tiêu phát triển; đồng thời, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành, gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Điểm nhấn quy hoạch vùng huyện Thạch ThànhCông nhân Công ty TNHH S&H VINA Thạch Thành trong ca sản xuất.

Quy hoạch xác định cùng với thị xã Bỉm Sơn, huyện Thạch Thành được xác định là trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến, chế tạo; chế biến nông, lâm sản, dược phẩm, da giày, dịch vụ, du lịch. Trong đó, công nghiệp phát triển theo hướng chế biến, chế tạo, chế biến nông lâm sản, dược liệu. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, gắn với chế biến sâu. Phát triển du lịch mang tính độc đáo, duy nhất của Khu Di tích hang Con Moong, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch chuyên đề “Cuộc sống người tiền sử”. Xây dựng các điểm du lịch như thác Mây, thác Voi, đền Mẫu phố Cát, suối nước nóng làng Luông, du lịch cộng đồng... Phát triển thương mại - dịch vụ cấp vùng, các điểm logictics gắn với các hành lang kinh tế. Quy hoạch cũng xác định có 3 hành lang phát triển, trong đó: Quốc lộ 217B là hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh, trục động lực phát triển kinh tế, giao thương xuyên suốt, trọng yếu của Thạch Thành nói chung, khu tả ngạn sông Bưởi nói riêng với các tỉnh và địa phương lân cận. Đường tỉnh 516 là hành lang phát triển các xã khu vực hữu ngạn sông Bưởi. Quốc lộ 45 là trục kết nối vùng phát triển kinh tế chính của huyện với các huyện lân cận và các tỉnh phía Bắc. Có 3 đô thị động lực gồm: Đô thị trung tâm Kim Tân là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của toàn huyện. Đô thị Vân Du là trung tâm phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đô thị Thạch Quảng là trung tâm tiểu vùng phía Tây của huyện, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông. Đối với các đô thị Thạch Sơn, Thành Minh là trung tâm kinh tế - xã hội, thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp của tiểu vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Bưởi (Thạch Thành).

Quy hoạch cũng xác định 3 tiểu vùng, đó là vùng Đông Nam huyện gồm thị trấn Kim Tân, thị trấn Vân Du và 8 xã Thành Tân, Thành Tâm, Thành An, Thành Thọ, Thành Hưng, Thành Tiến, Thành Long và Ngọc Trạo. Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung, vùng phát triển đô thị, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, thương mại – dịch vụ, du lịch. Vùng sông Bưởi gồm 12 xã là Thành Mỹ, Thành Yên, Thành Minh, Thành Vinh, Thành Công, Thành Trực, Thạch Long, Thạch Đồng, Thạch Định, Thạch Bình, Thạch Sơn, Thạch Cẩm. Đây là vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược liệu, phát triển du lịch văn hóa, sinh thái cao cấp, thương mại - dịch vụ. Vùng phía Tây gồm 3 xã Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thạch Lâm, là vùng phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược liệu, thương mại - dịch vụ, du lịch.

Quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2045 huyện Thạch Thành có 5 thị trấn là thị trấn Kim Tân, thị trấn Vân Du, thị trấn Thạch Quảng, thị trấn Thành Minh, thị trấn Thạch Sơn.

Đối với các khu dân cư nông thôn quy hoạch theo hướng xen cư, san ghép hộ. Động lực chủ yếu của các khu dân cư nông thôn là phát triển tiểu thủ công nghiệp và nông, lâm nghiệp, xây dựng các trung tâm cụm xã - các điểm dân cư nông thôn để vừa khai thác các tiềm năng sẵn có, vừa tạo động lực mới, làm điểm tựa phát triển kinh tế, trung tâm thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại với các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông, lâm nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.

Định hướng phát triển công nghiệp huyện Thạch Thành gắn với các hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh đi qua địa bàn, trọng điểm là trục Quốc lộ 217B, khu vực Vân Du, Thành Tâm, với công nghiệp tập trung đa ngành nghề, chủ yếu công nghiệp điện tử, tự động hóa, công nghiệp lắp ráp các thành phẩm cơ khí chính xác và siêu chính xác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; công nghiệp hàng nội thất cao cấp; dệt may, sản xuất dụng cụ y tế; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, dược liệu... sử dụng công nghệ cao, bảo đảm môi trường. Đến năm 2045, huyện Thạch Thành quy hoạch 1 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 650 ha; đồng thời, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.

Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành đến năm 2045 lên quy mô 300 giường, đồng thời xây dựng bệnh viện đa khoa các khu vực Thạch Quảng 100 giường, Vân Du 100 giường. Cải tạo, nâng cấp hệ thống các trạm y tế thị trấn và các xã, chú trọng đào tạo hệ thống y sĩ tại các thôn, bản nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, cùng với đó là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình phụ trợ, bổ sung trang thiết bị cho y tế cơ sở. Quy hoạch bổ sung thêm 1 trường liên cấp tại đô thị Thành Minh để giảm tải cho các trường THPT hiện có ở thị trấn. Định hướng sắp xếp mạng lưới trường học theo nguyên tắc “mỗi xã có 1 trường công lập ở mỗi cấp học”. Xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao huyện tại khu vực đã được quy hoạch ở thị trấn Kim Tân, với các hạng mục chính là sân vận động, nhà thi đấu đa năng trong nhà, khu thể thao dưới nước... Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển thể dục thể thao quần chúng, nhân rộng các mô hình gia đình thể thao, gia đình văn hóa - thể thao góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc của người dân.

Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất lúa, mía nguyên liệu cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu khó lường; nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, liên kết với Công ty NewHope đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại gia công bảo đảm đầu ra, mang lại thu nhập cao, khuyến khích đầu tư chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn, đủ điều kiện cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC, đảm bảo các tiêu chí phát triển rừng bền vững.

Định hướng phát triển hệ thống giao thông, từng bước xây dựng hệ thống giao thông phát triển đồng bộ, hướng tới hiện đại tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá, các tuyến kết nối đến các khu kinh tế (công nghiệp, du lịch...), các trục chính trong các đô thị và các trục nối các vùng kinh tế trọng điểm. Đến năm 2045, hình thành được khung giao thông chiến lược, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn. Từng bước ứng dụng các công nghệ giao thông thông minh (ITS) theo các công nghệ mới, hiện đại trong việc quản lý, vận hành hệ thống giao thông. Xây dựng và hoàn thiện các tuyến đê tả, hữu sông Bưởi bảo đảm chống lũ chính vụ với tần suất P=5%. Xây dựng 4 nhà máy nước phục vụ nhu cầu nước sạch cho các đô thị và vùng phụ cận, như Nhà máy nước Kim Tân, Nhà máy nước Vân Du, Nhà máy nước Thành Minh, Nhà máy nước Thạch Quảng. Đến năm 2045 có 100% dân số trên địa bàn huyện được dùng nước sạch.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]