(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hoằng Hóa có 1.832,4 ha nuôi thủy sản nước lợ, 938 phương tiện khai thác hải sản, với tổng công suất 91.000 CV. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản cả năm trên địa bàn huyện dao động từ 25.000 đến 27.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để huyện phát triển ngành nghề chế biến thủy, hải sản (CBTHS), tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho các xã vùng biển. Do đó, huyện Hoằng Hóa đã và đang tập trung thực hiện có hiệu quả các giải phát triển ngành nghề CBTHS trên địa bàn.

Để phát triển nghề chế biến thủy, hải sản ở huyện Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa có 1.832,4 ha nuôi thủy sản nước lợ, 938 phương tiện khai thác hải sản, với tổng công suất 91.000 CV. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản cả năm trên địa bàn huyện dao động từ 25.000 đến 27.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để huyện phát triển ngành nghề chế biến thủy, hải sản (CBTHS), tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho các xã vùng biển. Do đó, huyện Hoằng Hóa đã và đang tập trung thực hiện có hiệu quả các giải phát triển ngành nghề CBTHS trên địa bàn.

Để phát triển nghề chế biến thủy, hải sản ở huyện Hoằng HóaCơ sở sản xuất nước mắm gia truyền Bảy Lê, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).

Theo đó, huyện khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở CBTHS mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình chế biến. Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, cơ sở CBTHS đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm. Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nguyên liệu phục vụ CBTHS, như: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cao nhân lực đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển ngành khai thác, quy trình giám sát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác. Từng bước phát triển đội tàu dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm trên biển để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, nâng cao chất lượng nguyên liệu. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới trong khai thác và bảo quản trên tàu khai thác, từ đó nâng cao giá trị, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, huyện còn tích cực triển khai các giải pháp quản lý, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản. Đồng thời, tăng cường phối hợp cùng các ngành chức năng, chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng cơ sở CBTHS, yêu cầu tất cả các cơ sở ký cam kết bảo vệ môi trường, bảo đảm tất cả các chất thải phát sinh được thu gom, xử lý theo quy định.

Thực hiện theo định hướng chỉ đạo phát triển ngành, nghề CBTHS của huyện Hoằng Hóa, các xã, thị trấn có tiềm năng, lợi thế về khai thác, nhất là các xã ven biển đã và đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp. Đơn cử như xã Hoằng Phụ, toàn xã có tới hơn 300 hộ dân làm nghề CBTHS với tổng số lao động tham gia lên tới hơn 1.000 người. Bởi vậy, xã xác định phát triển ngành nghề CBTHS là kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Do đó, thời gian qua, xã đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở làm nghề CBTHS duy trì, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường quảng bá thương hiệu dân gian mắm và nước mắm Khúc Phụ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội trợ triển lãm. Chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP cho các sản phẩm CBTHS... Nhờ đó, mỗi năm, bình quân toàn xã sản xuất được khoảng 1,8 triệu lít nước mắm và hàng nghìn tấn mắm các loại, doanh thu đạt khoảng 250 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý, đến nay, xã đã có 7 sản phẩm CBTHS được đánh giá, xếp hạng và công nhận OCOP; trong đó, có 1 sản phẩm mắm tôm đạt 5 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hoằng Hóa, CBTHS là nghề truyền thống, với các sản phẩm chủ yếu, như: nước mắm, mắm chượp, hải sản khô, đông lạnh, ướp đá, tập trung ở các xã: Hoằng Phụ, Hoằng Trường, Hoằng Thanh. Hiện, ngành nghề này đã và đang tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Mỗi năm chế biến từ 2,3 đến 2,6 triệu lít nước mắm, 2.000 đến 2.300 tấn mắm chượp, 2 đến 2,5 tấn cá ướp đá và 300 đến 350 tấn hải sản khô các loại. Việc tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển ngành, nghề CBTHS, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân các xã ven biển, thúc đẩy kinh tế các xã ven biển phát triển.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]