(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 150 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu hàng hóa đến thị trường của 55 quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản thì Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường mới và giàu tiềm năng đang được các DN chú trọng khai thác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu sang các thị trường tiềm năng

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 150 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu hàng hóa đến thị trường của 55 quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản thì Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường mới và giàu tiềm năng đang được các DN chú trọng khai thác.

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu sang các thị trường tiềm năng

Sản xuất hàng xuất khẩu tại HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (Nông Cống).

Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực lên các ngành kinh tế toàn cầu, trong đó, xuất nhập khẩu là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường khó khăn, các DN trong tỉnh đã chủ động có nhiều giải pháp để hạn chế thiệt hại, ổn định sản xuất. Trong đó, việc tận dụng các hiệp định mới ký kết và các thị trường tiềm năng đang được các DN khai thác, nhất là các nước trong nội khối CPTPP và khuôn khổ Hiệp định EVFTA đã được ký kết.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 150 DN tham gia xuất khẩu hàng hóa đến thị trường của 55 quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản thì Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường mới và giàu tiềm năng đang được các DN chú trọng khai thác. Hiện các mặt hàng xuất khẩu đi EU của Thanh Hóa chủ yếu là hàng may mặc, giày da. Đây cũng là mặt hàng chủ lực, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đang có dư địa phát triển tốt do những lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Trong năm 2020, một số DN đã có kinh nghiệm và thương hiệu trên thị trường cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như đá, thủy sản, rau củ... sang thị trường các nước ký kết Hiệp định EVFTA.

Theo rà soát của Sở Công Thương, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các DN trong tỉnh sang thị trường thành viên CPTPP là 735 triệu USD, sang thị trường thành viên EVFTA là 119 triệu USD. Bên cạnh đó, các DN còn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác như các nước trong khu vực Đông Bắc Á, ASEAN...

Ngày 15-1-2020 vừa qua, Việt Nam cũng là 1 trong 15 nước thành viên Hiệp định Châu Á - Thái Bình Dương (RCEP) đã ký kết hiệp định. Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN. Hiện nay, các DN, ngành hàng cũng đang tích cực nỗ lực để xuất khẩu sang thị trường này.

Gỗ là một trong những ngành hàng được đánh giá là có thể đáp ứng yêu cầu của hầu hết thành viên trong Hiệp định RSEP, trong đó có Việt Nam. Khi RSEP có hiệu lực, giá nguyên liệu đầu vào mua từ các thị trường thành viên sẽ rẻ hơn do được giảm thuế. Vì vậy, đây là cơ hội rất lớn cho các DN nếu biết tận dụng một cách hiệu quả các ưu đãi từ RCEP. Đặc biệt, khi những quy định về quy tắc xuất xứ trong RCEP được cho là nới lỏng hơn rất nhiều so với các hiệp định khác.

Công ty CP Kiến trúc và Nội thất 368 (TP Thanh Hóa) thường xuyên nhập khẩu 100% nguyên liệu gỗ từ Malaixia, Thái Lan sản xuất hàng nội thất. Theo ông Lê Mạnh Hùng, giám đốc công ty, thông số về nguyên liệu của công ty là một chỉ tiêu nghiêm ngặt, đạt các tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe. Do đó, khi Hiệp định RSEP có hiệu lực sẽ là điều kiện thuận lợi cho các DN trong ngành khi nhập khẩu gỗ từ các nước đã ký hiệp định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, thời điểm các hiệp định CPTPP, EVFTA và RSEP có hiệu lực, đều gặp khó khăn do diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19. Do vậy, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các DN tỉnh Thanh Hóa nói riêng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Kết quả hoạt động kinh doanh và hợp tác với các đối tác quốc tế của đa số các DN không đạt được như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng đều thực hiện các FTA trong vị thế là thành viên có trình độ phát triển thấp hơn so với đa số các nước thành viên khác. Vì vậy, các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng chịu sức ép mở cửa thị trường trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về các hàng rào kỹ thuật thương mại, như: Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;... nhất là đối với lĩnh vực dệt may và nông, thủy sản.

Để tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định đã ký kết, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ trong rà soát các yêu cầu trong hiệp định với thực tiễn công tác hội nhập thời gian qua, thiết lập danh mục các vấn đề về mặt thể chế cần được xử lý, các DN trong tỉnh cũng cần tìm hiểu, trang bị kiến thức hội nhập, chủ động nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế mới.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]