(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa đã chủ động rà roát, đề xuất 12 sản phẩm nông sản nằm trong danh mục sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh và quốc gia. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã và đang vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là thu hút DN đầu tư, phát triển hàng nông sản chủ lực, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản trên địa bàn.

Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm nông sản chủ lực

Tỉnh Thanh Hóa đã chủ động rà roát, đề xuất 12 sản phẩm nông sản nằm trong danh mục sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh và quốc gia. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã và đang vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là thu hút DN đầu tư, phát triển hàng nông sản chủ lực, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản trên địa bàn.

Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm nông sản chủ lực

Bưởi Diễn là một trong những sản phẩm chủ lực của nhiều địa phương trong tỉnh.

Tháng 8-2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2961/QĐ-UBND về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, trên địa bàn tỉnh có 12 sản phẩm chủ lực; trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và 6 sản phẩm không nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia. Sau khi UBND tỉnh ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện Yên Định đã rà soát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực theo đúng lộ trình. Qua đó, huyện có 8 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, là: lúa gạo, rau, quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường, cây thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, UBND huyện đã vận dụng và xây dựng những cơ chế, chính sách để khuyến khích sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy sản phẩm chủ lực. Như, tăng cường liên kết sản xuất, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn với sản phẩm ngành trồng trọt; khuyến khích phát triển trang trại tập trung quy mô lớn với các sản phẩm thuộc ngành chăn nuôi và giao các HTX tìm kiếm DN tiêu thụ sản phẩm chủ lực... Qua đó, trên địa bàn huyện đã hình thành được hơn 9.000 ha/vụ lúa, 4.000 ha/năm với sản phẩm rau màu, 40 trang trại chăn nuôi lợn, 62 trang trại chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn và đàn bò sữa đạt 7.497 con, sản lượng sữa đạt 36.000 tấn/năm... Tuy có sự hỗ trợ, đồng hành tích cực từ địa phương song trên thực tế, trên địa bàn huyện mới thu hút được khoảng 60 DN liên kết phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhưng chưa thu hút được DN đầu tư chế biến sâu.

Tại huyện Thọ Xuân, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích cầu đã thu hút được 12 DN đầu tư vào nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, như: rau, củ, quả, bò thịt, bò sữa... Anh Lê Văn Hiên, Phó Giám đốc Công ty Phát triển giống và Chăn nuôi Thọ Xuân, thị trấn Thọ Xuân, cho biết: Hiện nay, công ty đang duy trì, phát triển một số sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, như: bò lấy thịt, cây thức ăn chăn nuôi, bê sữa giống. Nhờ được hỗ trợ về mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ đối với đơn vị thực hiện liên kết sản xuất... nên công ty có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh thu bình quân hằng năm đạt từ 12 tỷ đồng/năm trở lên. Đồng thời, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho hàng nông sản chủ lực của địa phương.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh đã thu hút được 989 DN đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, có nhiều DN lựa chọn phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, như: Công ty TH true milk, Tập đoàn Vinamilk đầu tư phát triển trang trại bò sữa và liên kết tiêu thụ cây thức ăn chăn nuôi tại các huyện Yên Định, Như Thanh, Thọ Xuân, Nông Cống; Công ty CP Sao Khuê tham gia liên kết, chế biến lúa gạo thương phẩm; hàng chục DN liên kết sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt, trứng gia cầm... tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các HTX, hộ nông dân. Bên cạnh đó, từ năm 2019 đến nay, các cơ sở, DN tham gia đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp đã được hỗ trợ từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm... nâng tầm nông sản chủ lực, góp phần hình thành được 108 sản phẩm OCOP thuộc nhóm thực phẩm từ những sản phẩm nông sản chủ lực, như: rau, quả, các sản phẩm hải sản khai thác xa bờ, thịt, trứng gia cầm...

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác định danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là hướng đi đúng trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiều sâu, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2022, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm nông nghiệp chủ lực nói riêng, các sở, ngành, địa phương tiếp tục đồng hành cùng DN, HTX, nông dân xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các hoạt động cụ thể, như: xây dựng vùng nông sản chất lượng, an toàn; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP; xây dựng các nhà máy chế biến nông sản hiện đại, chế biến sâu; tiếp tục hỗ trợ HTX nông nghiệp, thu hút DN lớn đầu tư vào nông nghiệp; đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến thương mại. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, qua đó quảng bá các sản phẩm nông sản đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]