(Baothanhhoa.vn) - Sau 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần quan tâm tháo gỡ để chương trình thực sự là “đòn bẩy” góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.

Chương trình OCOP - Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

Sau 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần quan tâm tháo gỡ để chương trình thực sự là “đòn bẩy” góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.

Chương trình OCOP - Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thônSản phẩm mật ong thiên nhiên Phượng Nghi (Như Thanh) được công nhận OCOP 3 sao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: P.V

Sau 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nổi bật hơn cả là thông qua chương trình, nhiều sản phẩm gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân các địa phương đã được đánh thức trở thành những sản phẩm thế mạnh, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo việc làm cho lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM, cho biết: “Chương trình OCOP đã tạo ra những chuyển biến tích cực cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm địa phương. Nhiều chủ thể sản xuất khi tham gia vào chương trình đã chủ động học tập kinh nghiệm, đổi mới tư duy, phương pháp sản xuất. Từ đó phát triển cơ sở quy mô, hiện đại với những sản phẩm chuyên nghiệp, chất lượng. Cùng với đó, không ít sản phẩm trước đây chỉ sản xuất, tiêu thụ ở quy mô nhỏ, nhờ được gắn sao OCOP đã mở rộng thị trường, thậm chí vươn ra thế giới...

Ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, huyện Nông Cống được đánh giá là có không nhiều sản phẩm tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, nhận diện được một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp có tiềm năng phát triển cả về quy mô, chất lượng, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn cùng phối hợp để “đánh thức” sản phẩm địa phương. Vốn là vùng đất chiêm trũng, thế mạnh chính là cây lúa nên từ nhiều năm người dân trên địa bàn huyện đã nỗ lực sáng tạo ra những sản phẩm gắn liền với đời sống sản xuất địa phương. Trong đó, miến gạo là một trong những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện.

Những năm 90 của thế kỷ trước, ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long đã có nghề sản xuất miến gạo. Tuy nhiên, chất lượng và sản lượng sản phẩm không cao, giá trị kinh tế thấp. Tại thôn, ông Trương Hữu Hoa lớn lên trong gia đình có nghề sản xuất miến, ông luôn mong muốn “sống” được với nghề nên đã ly hương, rong ruổi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước học cái hay, cái mới của nghề. Đến huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay là thủ đô Hà Nội), ông nhận thấy rằng, nghề làm miến là nghề phụ nhưng mang lại thu nhập chính, góp phần phát triển cuộc sống của người dân. Đồng thời, nghề đã trở thành “kênh” hữu hiệu để nâng cao giá trị sản xuất cho người trồng lúa và giảm tình trạng được mùa mất giá. Từ đó, ông Hoa nỗ lực học hỏi, tìm tòi những điểm mới để mang về áp dụng vào nghề của địa phương. Ông Hoa cho biết: “Nông Cống là vùng đất chiêm trũng nên phù hợp sản xuất những loại lúa có thân cứng và khỏe, như: Khang Dân, Q5, Kim Cương. Đây là những giống cho năng suất cao, có sức chống chịu sâu bệnh, chất gạo khô, không thơm nhưng lại rất phù hợp với làm miến. Nhờ đó, tôi quyết định đầu tư máy móc, làm giàn phơi để sản xuất miến gạo”.

Được biết, ban đầu chỉ có gia đình ông Hoa và một vài hộ ở thôn Tân Giao phát triển nghề sản xuất miến theo hướng thương mại. Tuy nhiên, càng về sau nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm lớn, hiệu quả kinh tế ổn định nên ông Hoa và những hộ tiên phong đã truyền, dạy nghề và hỗ trợ tiêu thụ cho những hộ sản xuất miến trong làng. Đến nay đã có khoảng 46 hộ sản xuất và đã liên kết thành lập HTX dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long; sản phẩm miến gạo được nâng cao chất lượng và công nhận OCOP 3 sao. “Được khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, hướng dẫn xây dựng bao bì, nhãn hiệu và sản xuất theo quy trình an toàn nhằm bảo đảm chất lượng nên HTX dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long đã đầu tư, nghiên cứu cho ra các sản phẩm có giá trị cao hơn rất nhiều so với nguyên liệu gạo thô ban đầu và dễ tiêu thụ. Qua việc phát triển sản phẩm miến gạo, HTX đã cung cấp cho thị trường 120 tấn sản phẩm/năm, doanh thu khoảng 20 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 220 lao động tại địa phương. Có sản phẩm đạt 3 sao OCOP cũng là vinh dự rất lớn đối với người sản xuất bởi đây là sự công nhận của Nhà nước về chất lượng sản phẩm, tạo động lực để HTX tiếp tục phấn đấu, nâng cấp, phát triển sản phẩm hơn nữa” - ông Trương Hữu Hoa cho biết thêm.

Ông Đỗ Quang Trung, chuyên viên phụ trách Chương trình OCOP, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: Tại huyện Nông Cống, sau khi Chương trình OCOP lan tỏa sâu rộng, nhiều hộ dân, doanh nghiệp chủ động đăng ký tham gia. Chương trình rất thiết thực, tạo ra sự thi đua của các xã, thị trấn và giữa chủ thể sản xuất, hình thành thói quen sản xuất hàng hóa thay thế cho quy mô nhỏ lẻ. Khi các sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất, đã có thêm hàng trăm lao động được tạo việc làm ổn định. Đến nay, 12 sản phẩm OCOP của huyện đều có sự phát triển vượt trội về sản lượng, khẳng định được tên tuổi và chất lượng trên thị trường. Từ đó, nâng cao thu nhập cho các chủ thể sản xuất, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông thôn, nhiều người dân thoát cảnh phải ly hương...

Chương trình OCOP - Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài 1): “Làn gió mới” trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thônSản phẩm miến gạo Thăng Long (Nông Cống) đã tạo việc làm cho hơn 200 lao động.

Chương trình OCOP cũng thực sự là “bà đỡ” của các sản phẩm nông nghiệp ở huyện Như Thanh, giúp chủ cơ sở tiếp cận với quy trình chế biến sâu, đầu tư nghiêm túc cho kinh tế nông nghiệp. Anh Bùi Văn Thành, thôn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi, cho biết: “Năm 2021, HTX dịch vụ nông nghiệp Phượng Xuân đã liên kết, tập hợp 200 hộ nuôi ong mật tại xã Phượng Nghi nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy trình nuôi ong mật theo chu trình OCOP. Với sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan chuyên môn, việc sản xuất, đóng gói bao bì, nhãn mác đến tiếp cận thị trường được thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi đã chủ động học tập kinh nghiệm nuôi ong, thu hoạch mật và đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như: máy quay mật, máy tách thủy phần, máy đóng chai... để áp dụng vào các khâu sản xuất. Đầu năm 2021, sản phẩm tinh mật ong thiên nhiên Phượng Nghi đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao”.

Nếu như trước năm 2021, cũng với 200 hộ nuôi ong, tổng sản lượng mật chỉ đạt 60 đến 65 tấn/năm thì sau khi áp dụng quy trình sản xuất mới, năng suất đạt 80 đến 85 tấn/năm, doanh thu tăng 20%. Ngoài ra, sản phẩm đã đủ điều kiện để trưng bày, bán tại hệ thống cửa hàng tiện ích, các khu du lịch... với doanh thu đạt 1,2 tỷ đồng/năm. HTX đã tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân 3,2 triệu đồng/người/tháng”. Ông Lê Viết Hương, Chủ tịch UBND xã Phượng Nghi, cho biết: Sau hơn 1 năm tham gia Chương trình OCOP, HTX dịch vụ nông nghiệp Phượng Xuân đã tạo ra sản phẩm đạt chuẩn, có giá trị gia tăng, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Đây là một trong những kênh quan trọng góp phần giúp xã hoàn thành tiêu chí thu nhập, đẩy nhanh tiến độ về đích NTM trong năm 2023.

Thực tế cho thấy, sau 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được người dân hưởng ứng tích cực và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa. Các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP đã tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động chưa kể hàng nghìn lao động gián tiếp. Đồng thời, khơi dậy sự tự tin, sáng tạo trong cộng đồng. Đây là nền tảng quan trọng và là làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM một cách hiệu quả, bền vững.

Nhóm PV Kinh tế

Bài 2: Vẫn còn những trăn trở...



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]