(Baothanhhoa.vn) - Nhằm chủ động nguồn nước tưới cho lúa thu mùa, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đang xây dựng, triển khai thực hiện phương án ứng phó với hạn hán kéo dài có thể xảy ra.

Chủ động phòng, chống hạn cho lúa thu mùa

Nhằm chủ động nguồn nước tưới cho lúa thu mùa, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đang xây dựng, triển khai thực hiện phương án ứng phó với hạn hán kéo dài có thể xảy ra.

Chủ động phòng, chống hạn cho lúa thu mùa

Nông dân xã Thăng Long (Nông Cống) cấy lúa thu mùa. Ảnh: Lê hợi

Vụ thu mùa năm 2022, huyện Ngọc Lặc gieo cấy 3.900 ha lúa. Để bảo đảm tốt công tác sản xuất vụ thu mùa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các xã, thị trấn vận động bà con nông dân thu hoạch vụ đông xuân đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đó để kịp thời xuống giống, gieo trồng đúng khung thời vụ. Bà Phan Thị Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Tính đến ngày 25-6, toàn huyện đã gieo cấy đạt 96% diện tích lúa thu mùa. Thời tiết dự báo có thể nắng nóng, hạn cục bộ giai đoạn đầu vụ làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ thu mùa. Vì thế, để chủ động phòng, chống hạn cho diện tích lúa thu mùa, đối với những diện tích không chủ động tưới tiêu, sản xuất chờ nước trời nhưng không chuyển đổi sang cây trồng khác, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các xã, thị trấn rà soát, kiểm tra thực tế để bố trí thời gian gieo mạ, tránh tình trạng mạ chờ ruộng và hoàn thành gieo cấy những diện tích này trước ngày 15-6. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện, Công ty TNHH MTV Sông Chu và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam sông Mã - Chi nhánh Ngọc Lặc tổ chức thực hiện phương án đã đề ra, nhất là chống hạn, điều hành tưới đối với diện tích có nguy cơ bị hạn để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Tính đến ngày 26-6, toàn tỉnh đã gieo cấy được 74.050 ha lúa, đạt 64,6% kế hoạch (trong đó, diện tích cấy 69.310 ha, gieo sạ 4.740 ha). Tuy nhiên, đầu vụ thu mùa đã xuất hiện bệnh vàng lá nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ) xuất hiện cục bộ trên một số ruộng lúa mới cấy và gieo sạ thiếu nước do nắng nóng, khô hạn. Theo dự báo trong thời gian tới nắng nóng kéo dài có thể xảy ra, trên địa bàn tỉnh đã có 403 hồ chứa thấp hơn mực nước dâng bình thường, trong đó có 34 hồ từ mực nước chết trở xuống do các huyện quản lý. Riêng 3 hồ chứa nước Cửa Đạt (Thường Xuân), Sông Mực (Như Thanh) và Yên Mỹ (Nông Cống) thấp hơn so với mực nước dâng bình thường lần lượt là 17,71m, 2,54m và 3,28m. Do đó, để chủ động đối phó với tình hình hạn hán có nguy cơ xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại cho diện tích lúa thu mùa có nguy cơ bị thiếu nước, hạn cục bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn để kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối với nhu cầu dùng nước, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn. Phân công cán bộ theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, củng cố bờ vùng, bờ thửa để tránh mất nước gây thiếu nước cục bộ. Các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tập trung cấp đủ nước gieo cấy vụ thu mùa bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ độ mặn ở vùng ảnh hưởng triều, xâm nhập mặn trước khi lấy nước; đóng, mở các cống để giữ ngọt, ngăn mặn; tranh thủ tích trữ nước vào các ao đầm, vùng trũng, kênh tưới, kênh tiêu để đề phòng hạn cục bộ đầu vụ. Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi đã tập trung bơm trữ nước vào đồng ruộng, thực hiện các biện pháp điều tiết nước hợp lý trên hệ thống các tuyến kênh, mương dẫn nước. Ngoài ra, chuẩn bị các máy bơm dã chiến dự phòng bảo đảm chất lượng để sẵn sàng phục vụ nếu có nắng hạn xảy ra. Điều tiết, phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, lập lịch tưới luân phiên cho các cấp kênh trên từng hệ thống tưới. Kiểm tra và sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị, các sự cố, hư hỏng công trình. Tiếp tục cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước hồ đập, sông suối để tham mưu, chỉ đạo thực hiện tưới vụ thu mùa. Bên cạnh đó, người dân cần tuân thủ đúng lịch tưới nước và triển khai các giải pháp tưới nước tiết kiệm, hiệu quả nhất, từ đó mới hạn chế được việc thiếu nước tưới, bảo đảm cho một vụ lúa năng suất cao, tạo thuận lợi cho vụ sản xuất tiếp theo.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]