(Baothanhhoa.vn) - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 129 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,2 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH KH Vina, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Ảnh: Minh Hằng

Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 129 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,2 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô tầm cỡ quốc gia, quốc tế liên tục lựa chọn Thanh Hóa là điểm đến. Không chỉ bởi tỉnh Thanh có những “đặc ân” trời phú về địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên... đó còn là sự tin cậy vững vàng khi thể chế, chính sách về thu hút đầu tư ngày càng được hoàn thiện, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh ngày một cởi mở, thân thiện và minh bạch.

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 1.122 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 80 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 110.000 tỷ đồng và 3,85 tỷ USD, tăng 38% so với giai đoạn 2011 - 2015. Đặc biệt, đối với công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 129 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,2 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Hạ tầng Khu Công nghiệp Bỉm Sơn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi triển khai dự án.

Cũng theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhiều dự án lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế. Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, góp phần tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Kết quả đầu tư các dự án đã góp phần gia tăng năng lực sản xuất cho các ngành, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách của tỉnh; đồng thời, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Để tạo thuận lợi cho công tác triển khai dự án, cùng với công tác cải cách hành chính, thời gian qua, được đánh giá là giai đoạn có những chuyển biến rõ nét về sự tiên phong, đổi mới của lãnh đạo tỉnh. Không chỉ rốt ráo, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, từ năm 2017 đến nay, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa luôn sẵn sàng đối thoại trực tiếp trong các khó khăn của từng doanh nghiệp (DN) cụ thể. Tại các cuộc đối thoại hàng tháng, nhiều vấn đề vướng mắc trong thủ tục đầu tư, quá trình kinh doanh đã được Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các ngành có liên quan, các địa phương sâu sát, tháo gỡ. Tỉnh cũng thường xuyên tiếp nhận phản hồi của DN, thực hiện rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh doanh.

Đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, phần lớn các chủ đầu tư, các DN khách quan nhận định: Cùng với làn sóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ của Chính phủ, DN trong tỉnh ngày càng cảm nhận rõ rệt sự đổi mới trong hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước theo hướng xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là hiện nay, Thanh Hóa đang được đánh giá là địa phương có chi phí gia nhập thị trường thấp. Các cấp, ngành trong tỉnh cũng mạnh mẽ hơn trong hoạt động cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và điều hành công việc.

Cùng chung quan điểm trên, ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa, cho biết: Mức độ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh ta được thể hiện rõ nét trong việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Đây là chỉ số phản ánh tổng hòa chất lượng điều hành môi trường kinh doanh của các cấp, các sở, ngành. Từ năm 2016 đến nay, chỉ số này của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng về thứ hạng và điểm số. Trong đó, đáng ghi nhận ở một số chỉ số tăng điểm khá, như: Chi phí không chính thức, chỉ số gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian. Các chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN, đào tạo lao động cũng tiếp tục tăng điểm, tạo môi trường kinh doanh với những điều kiện ban đầu thuận lợi cơ bản để DN tham gia thị trường. Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả của những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước.

Với mục tiêu đưa Thanh Hóa tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn và tin cậy cho các nhà đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng “Chính phủ điện tử” nhằm giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các DN, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống một cửa cấp tỉnh, huyện, xã.

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ thực hiện rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính hiện hành, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của tỉnh liên quan đến công tác cải cách hành chính, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các văn bản của Trung ương và của tỉnh không còn phù hợp với thực tế, đề xuất hủy bỏ các thủ tục hành chính chưa phù hợp, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch. Tiếp tục rà soát, xây dựng các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc các tuyến đường giao thông lớn, làm cơ sở thu hút đầu tư. Tăng cường cung cấp thông tin về các hiệp định kinh tế - thương mại, thông tin thị trường, khoa học công nghệ... cho DN tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời, xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh để cung cấp cho các DN, nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Chủ động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục duy trì các đối tác truyền thống; đồng thời, mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Đặc biệt, tỉnh ta sẽ quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn đã khẳng định thương hiệu, các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, làm hạt nhân tạo sự lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]