(Baothanhhoa.vn) - Bằng nhiều giải pháp nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thời gian tới.

Agribank Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Bằng nhiều giải pháp nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thời gian tới.

Agribank Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởngCán bộ Agribank Thiệu Hóa - Thanh Hóa kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng tại khu phố 1, thị trấn Thiệu Hóa (ảnh chụp tháng 4-2021).

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ra những tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngành ngân hàng, trong đó có Agribank Thanh Hóa. Bám sát các chỉ đạo của cấp trên, Agribank Thanh Hóa đã chủ động, kịp thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm ổn định, an toàn trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, Agribank Thanh Hóa tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn; điều hành chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt theo diễn biến thị trường. Đồng thời, thực hiện việc giao khoán chỉ tiêu huy động vốn đến toàn thể cán bộ chi nhánh. Đến ngày 24-7, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 18.687 tỷ đồng, tăng 1.485 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 9%; dư nợ của chi nhánh đạt 20.106 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm.

Hoạt động tín dụng tăng trưởng tập trung theo đúng định hướng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; trong đó, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Agribank Thanh Hóa chiếm hơn 80% tổng dư nợ. Ngoài ra, đơn vị đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, như: thay đổi thời hạn trả nợ, miễn giảm các khoản phí cũng như lãi suất theo nội dung các Thông tư 01, 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Agribank Thanh Hóa đã triển khai nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi như gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 có quy mô 100.000 tỷ đồng; cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay ưu đãi với quy mô 30.000 tỷ đồng; cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vay ưu đãi với quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD... Bên cạnh đó, Agribank Thanh Hóa cũng chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch bệnh COVID-19; nhất là các khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến lâm, thủy, hải sản, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu... Kịp thời áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới nhằm duy trì và ổn định sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng cũng dành hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp, xử lý rủi ro đối với các đối tượng khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc các chương trình chính sách, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đó, đến ngày 24-7, toàn chi nhánh đã có 155 khách hàng, với dư nợ 760 tỷ đồng được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Agribank Thanh Hóa đã tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng thanh toán điện tử. Để khuyến khích khách hàng, đơn vị đã triển khai nhiều dịch vụ như cung cấp tài khoản số đẹp; miễn, giảm phí chuyển tiền trong nước đối với khách hàng mở tài khoản tại Agribank trên tất cả các kênh giao dịch...

Phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, Agribank Thanh Hóa luôn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, cùng toàn tỉnh chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Theo đó, ngân hàng đã hỗ trợ nhiều địa phương, cơ quan trong tỉnh với số tiền hàng trăm triệu đồng và đóng góp 400 triệu đồng thông qua Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa vào Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh góp phần tăng cường năng lực phòng chống dịch, bổ sung nguồn lực để mua vắc-xin thực hiện chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, sớm đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]