(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành nông nghiệp đã và đang cùng các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm đưa ra thị trường những nông sản bảo đảm an toàn.

Tăng cường quản lý chất lượng nông sản

Những năm qua, ngành nông nghiệp đã và đang cùng các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm đưa ra thị trường những nông sản bảo đảm an toàn.

Tăng cường quản lý chất lượng nông sảnSản phẩm thịt lợn được sản xuất, cung ứng theo chuỗi, bảo đảm an toàn thực phẩm tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương.

Để tăng cường quản lý chất lượng nông sản, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm (ATTP). Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm ATTP, kiến thức chung, kỹ thuật sản xuất, chế biến nông sản bảo đảm chất lượng ATTP và các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến đến người sản xuất. Hỗ trợ xây dựng, phát triển các cơ sở, mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Cùng với đó, triển khai thực hiện và phối hợp có hiệu quả công tác kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành về ATTP của các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP. Truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đưa sản phẩm vi phạm ATTP ra lưu thông trên thị trường. Đồng thời, chú trọng công tác thẩm tra, chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, cấp giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản.

Thông qua thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng nông sản, 7 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng đã tiến hành 3 cuộc thanh tra hành chính; 23 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, có 501 tổ chức, cá nhân được kiểm tra, phát hiện và xử lý 25 tổ chức, cá nhân vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước 452,8 triệu đồng. Thực hiện kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, cấp 63 giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc cho hơn 1.647 tấn ngao thương phẩm. Xây dựng 2 chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Thực hiện giám sát sản phẩm, xác nhận, kiểm định chất lượng nông, lâm sản và thủy sản theo quy định. Đáng chú ý, nhờ tăng cường quản lý chất lượng nông sản, nên toàn tỉnh hiện có 122 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm đủ điều kiện ATTP theo quy định; trong đó, có 35 doanh nghiệp đã được chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động, 87 doanh nghiệp đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Công tác thông tin, truyền thông về ATTP được đổi mới đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về ATTP nói chung và ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Nhận thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản xếp loại A, B tăng lên 98,4%. Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 76,2%. Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực được kiểm soát ATTP theo chuỗi đạt 100%. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh là 3,81%.

Ngoài ra, công tác quản lý ATTP đã nhận được sự quan tâm ủng hộ, tích cực vào cuộc của các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát; nhiều phong trào thi đua, mô hình, điển hình tốt về ATTP được phát huy, đẩy mạnh tại nhiều địa phương. Qua đó, đã xuất hiện các mô hình mới về sản xuất nông nghiệp bảo đảm ATTP, hữu cơ, có không ít mô hình đã và đang được nhân rộng ra nhiều huyện, thị xã, thành phố, như: sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất rau thủy canh theo hướng công nghệ cao.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]