Rộ tin giả liên quan đến động đất và sóng thần tại Nhật Bản
Tin giả, tin sai sự thật liên quan đến động đất và cảnh báo sóng thần tại Nhật Bản liên tục xuất hiện trên mạng xã hội kể từ chiều 1/1.
Phản ứng của những người đang mua sắm trong siêu thị tại Toyama, Nhật Bản, khi xuất hiện động đất, ngày 1/1/2024. Ảnh: Kyodo News
Thông tin lan truyền
Ngay sau khi động đất có độ lớn 7,6 làm rung chuyển miền trung Nhật Bản trong buổi chiều đầu tiên của năm mới 2024, nhiều video đã xuất hiện trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) với nội dung về những thiệt hại và lời cầu cứu của người dân được cho là bị mắc kẹt dưới những tòa nhà bị sập.
Kiểm chứng thông tin
Qua kiểm chứng, đài NHK cho biết, một số bài đăng trên mạng xã hội X đã kêu gọi giúp đỡ cư dân ở địa chỉ không tồn tại. Một số bài đăng sử dụng video chứa hình ảnh của thảm họa sóng thần tại Nhật Bản từ năm 2011. Đáng chú ý, có bài đăng đã kéo về hơn 1 triệu lượt xem cho chủ tài khoản.
Một số bài đăng khác cung cấp thông tin không có căn cứ về nguyên nhân dẫn tới động đất và hỏa hoạn tại thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa cũng như về nhà máy điện hạt nhân Shika, tỉnh Ishikawa.
Có tài khoản còn tự nhận mình là cư dân chịu ảnh hưởng của động đất và kêu gọi quyên góp thông qua tiền điện tử.
Tin giả có xu hướng lan truyền khi thảm họa xảy ra do nhu cầu tìm kiếm thông tin vào thời điểm đó tăng mạnh. |
Khẳng định
NHK đã kiểm chứng và phát hiện một số bài đăng trên mạng xã hội có chứa tin giả, tin sai sự thật liên quan đến trận động đất mới đây tại Nhật Bản.
Tin giả có xu hướng lan truyền khi thảm họa xảy ra do nhu cầu tìm kiếm thông tin vào thời điểm đó tăng mạnh. Tin giả rất nguy hiểm vì nó có thể gây hỗn loạn tại khu vực hứng chịu thảm họa và cản trở các nỗ lực cứu nạn .
Do đó, người sử dụng mạng xã hội nên xác minh tính xác thực của bất kỳ thông tin nào trước khi đăng lại.
Theo nhandan.vn
- 2024-10-18 09:23:00
Sự thật thông tin nhà trường nhốt, bắt học sinh dọn nhà vệ sinh ở Nông Cống
- 2024-09-10 07:34:00
Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh kêu gọi ủng hộ dân vùng bão
- 2023-12-06 08:53:00
Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Bỏ tiếng Anh để học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc
Cảnh báo hiện tượng mạo danh Công ty Luật, Luật sư để thực hiện hành vi lừa đảo
Kết quả xét nghiệm người phụ nữ ở Bá Thước bị tung tin lây HIV cho nhiều người
[Fact-check] Công an vào cuộc vụ tin giả “cô gái lây nhiễm HIV cho hơn 40 người”
[Fact-check] Xử phạt 7,5 triệu đồng đối với trường hợp đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội