(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.  Đây được xem là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Thiệu Hóa ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây được xem là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Huyện Thiệu Hóa ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệpMô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu ứng dụng khoa học - kỹ thuật của anh Lê Văn Minh, tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa.

Là tài xế lái xe ô tô tải, anh Lê Văn Minh, tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa, không nghĩ có ngày mình lại bén duyên với nông nghiệp. Đưa chúng tôi đi thăm nhà màng trồng dưa Kim Hoàng Hậu rộng hơn 2.000m2 của gia đình, nhìn những trái dưa vàng lúc lỉu đang đợi ngày thu hoạch, anh Minh tự hào khoe với chúng tôi thành quả sau nhiều lần thử nghiệm trồng. Trên diện tích đất được thuê lại từ người dân địa phương sau khi chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả kinh tế, gia đình đã đầu tư cải tạo đất, xây dựng nhà lưới, ứng dụng KHKT sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Theo anh Minh, nhà lưới, nhà màng trồng rau, quả được thiết kế vật liệu bằng khung thép chịu lực, dễ tháo lắp, phía trên phủ lớp màng dày, xung quanh có lưới giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập. Bên cạnh đó, anh còn lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm... tất cả được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm, có tác dụng nhận những thông số từ bộ cảm biến được lập trình sẵn. Việc sử dụng phương thức tưới nước nhỏ giọt giúp lượng nước và chất dinh dưỡng từ phân bón cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên chỉ sau gần 3 tháng quả có trọng lượng từ 1,5 kg trở lên. Từ đó, đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, bởi quy trình canh tác chủ động gần như hoàn toàn nên chất lượng sản phẩm đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Với vai trò của KHKT trong phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã tích cực khuyến khích, hỗ trợ người dân triển khai xây dựng, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng KHKT. Đối với giống lúa, huyện sản xuất rộng rãi các giống có năng suất, chất lượng cao, như: CP134, TBR225, BC15, VNR20, cTBR225, Q5, VNR88, cVNR20, Đài Thơm 8,... Chú trọng các biện pháp kỹ thuật bảo đảm mật độ gieo cấy, bón phân cân đối. Để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng KHKT, huyện đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung 360 ha ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, trong đó sản xuất theo hướng công nghệ cao là 169 ha. Huyện tập trung chỉ đạo việc ứng dụng KHKT vào các lĩnh vực giống cây trồng chất lượng cao, kỹ thuật canh tác, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Trình diễn các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, các phương pháp canh tác tiên tiến như: nhà lưới, nhà màng, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt,... để tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng cao, mang tính đột phá cho các nhóm cây trồng chính. Trong chăn nuôi, huyện đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ trong thụ tinh nhân tạo, tạo ra các giống bò lai có năng suất và chất lượng cao như bò lai Zebu, bò lai BBB, riêng bò lai BBB có giá trị cao gấp 1,5 lần các giống bò khác cùng thời điểm. Bên cạnh đó, tuyên truyền, khuyến khích người dân liên kết với các doanh nghiệp xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn, gà ứng dụng KHKT vào sản xuất như chăn nuôi trong chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa nhiệt độ và ẩm độ nhờ bộ phận làm mát, thức ăn và nước uống được cung cấp bán tự động, chủ động xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh...

Từ các mô hình cho thấy, việc ứng dụng, chuyển giao KHKT vào sản xuất nông nghiệp đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và giá trị của sản phẩm. Đồng thời, nâng cao kỹ thuật canh tác và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ người dân áp dụng KHKT để phát triển sản xuất, như: cải tạo tầm vóc đàn trâu, bò, xây dựng hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ,... và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh tăng cường hoạt động tập huấn, tổ chức hội nghị đầu bờ đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới... giúp người dân tiếp cận với những yêu cầu kỹ thuật canh tác, mức đầu tư, trình độ quản lý cao hơn để dần thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của người dân giúp nông dân ứng dụng hiệu quả KHKT.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]