(Baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, những năm qua, Thường Xuân đã có bước tiến đáng kể trên các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong huyện từng bước được cải thiện. Tuy nhiên đến nay Thường Xuân vẫn chưa ra khỏi danh sách huyện nghèo của tỉnh. Vì vậy trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Thường Xuân xác định cần phải phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân phát huy tiềm năng, lợi thế để sớm thoát huyện nghèo

Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, những năm qua, Thường Xuân đã có bước tiến đáng kể trên các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong huyện từng bước được cải thiện. Tuy nhiên đến nay Thường Xuân vẫn chưa ra khỏi danh sách huyện nghèo của tỉnh. Vì vậy trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Thường Xuân xác định cần phải phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Thường Xuân phát huy tiềm năng, lợi thế để sớm thoát huyện nghèo

Phát huy thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, huyện Thường Xuân đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm từ gỗ. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa ở xã Luận Thành thực hiện quy trình chế biến gỗ ép xuất khẩu.

Với lợi thế có diện tích mặt nước lòng hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt, thị trấn huyện Thường Xuân đã vận động các hộ dân nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ do địa phương quản lý, vừa để phát triển kinh tế, đồng thời hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Địa phương đã có cơ chế hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng cá đóng mới, nhằm khuyến khích các hộ dân tham gia.

Ông Trịnh Xuân Châu là một trong số 16 hộ dân tiên phong nuôi cá lồng trên lòng hồ Cửa Đạt. Hiện nay ông cùng với các hộ dân sở hữu và khai thác 30 lồng cá trên hồ. Đây là vụ thứ 3 ông Châu thả nuôi, với các giống cá mang lại giá trị kinh tế cao như: cá lăng; cá trắm ốc, cá chép... Ông Châu chia sẻ: Nuôi cá lồng trên hồ không khó, nhưng đòi hỏi sự cần mẫn và tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, đảm bảo vệ sinh lồng nuôi, lựa chọn thức ăn phù hợp cho từng loại cá và từng thời kỳ phát triển của cá. Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh nghiệm nuôi cá trên hồ chưa nhiều, song mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Cửa Đạt bước đầu cho thấy đây là giải pháp hiệu quả mang lại việc làm và thu nhập cho người dân.

Lương Sơn là xã miền núi phía Tây của huyện Thường Xuân, trong những năm qua để phát huy lợi thế của địa phương cấp ủy, chính quyền xã Lương Sơn đã tập trung quy hoạch lại ruộng đất, đẩy mạnh các ngành nghề nông nghiệp, phát triển mô hình sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Đến thăm mô hình trang trại gia đình ông Lê Đình Vui ở thôn Minh Quang, xã Lương Sơn, chúng tôi được biết: Sau khi được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đi tham quan, học hỏi các mô hình trang trại sản xuất hiệu quả ở các địa phương trong tỉnh, ông Lê Đình Vui cùng người thân đã chung vốn, mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây dưa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP và đã xây dựng một khu nhà màng có diện tích 5.000m2 để trồng giống dưa vàng Kim Hoàng hậu. Được sự hướng dẫn nhiệt tình về kỹ thuật của Công ty TNHH Lam Sơn, vườn dưa vàng của gia đình ông Lê Đình Vui phát triển xanh tốt.

Đồng chí Đỗ Xuân Nam, Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện Thường Xuân đang phấn đấu ra khỏi danh sách huyện nghèo của tỉnh trước năm 2023, đến năm 2025 trở thành huyện khá của khu vực miền núi và trước năm 2030 đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, cấp ủy chính quyền đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện trong đó bám sát 3 chương trình trọng tâm, 2 khâu đột phá nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của huyện. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện nghị quyết các cấp, với tinh thần tự lực, tự cường, cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân đã đoàn kết, nỗ lực, vượt khó, vươn lên và đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong 8 tháng năm 2021, tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, nhưng kinh tế huyện Thường Xuân vẫn có bước phát triển; sản xuất nông - lâm nghiệp được quan tâm chỉ đạo và đã thực hiện tích tụ được 180 ha đất để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn công nghệ cao, công tác bảo vệ, chăm sóc tái sinh rừng tự nhiên được triển khai theo đúng tiến độ... Trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay toàn huyện có 6/15 xã và 38 thôn đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 16,2 tiêu chí/xã, có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 thôn NTM kiểu mẫu, trong đó thôn Xuân Lập là 1 trong 3 thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh. Huy động vốn đầu tư vào địa bàn và giải ngân đạt kết quả khá. Môi trường đầu tư kinh doanh đang từng bước được cải thiện... Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biển tiến bộ, chất lượng giáo dục được nâng lên.

Trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân tiếp tục tập trung triển khai các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025; chương trình khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển du lịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thu hút đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt là các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, các điểm du lịch, di tích văn hóa, nước sạch, hạ tầng đô thị, các cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững; phấn đấu giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 là 90 triệu đồng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 76%, diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao là 1.620 ha, trong đó đất trồng trọt 250 ha, chăn nuôi 100 ha, lâm nghiệp 1.270 ha. Huyện đang lựa chọn diện tích trồng những sản phẩm có lợi thế như: dưa Kim Hoàng hậu, dưa chuột, bí xanh, ngô, phát triển vùng trồng rau sạch theo quy trình VietGAP. Xây dựng mỗi xã một sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 50% số xã có từ 1 sản phẩm (OCOP) trở lên. Đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện quan tâm xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút nguồn lực đầu tư, chú trọng kiến thiết thị trấn Thường Xuân sau sáp nhập, phát triển đô thị Khe Hạ tuyến đường Hồ Chí Minh; tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển một số ngành nghề công nghiệp có tiềm năng và điều kiện phát triển. Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, may mặc, công nghiệp vật liệu xây dựng không nung,... nhằm tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Khuyến khích phát triền công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản.

Huyện Thường Xuân cũng đang quan tâm phát triển đa dạng hóa các ngành dịch vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trên địa bàn, như: cầu Tổ Rồng, các tuyến đường Xuân Dương - Ngọc Phụng, Vạn Xuân - Xuân Lẹ, Vạn Xuân - Xuân Chinh; đập bản Vịn (xã Bát Mọt)...

Với những giải pháp đồng bộ, cụ thể, huyện Thường Xuân sẽ tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sớm thoát ra khỏi huyện nghèo và trở thành huyện khá ở khu vực miền núi.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]