Hơn 20 nước yêu cầu Israel “nối lại hoàn toàn” viện trợ vào Dải Gaza
Sau khi Tel Aviv dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa đối với Dải Gaza, 22 quốc gia đã yêu cầu Israel ngay lập tức cho phép nối lại hoàn toàn viện trợ vào vùng lãnh thổ này.
Các em nhỏ tại tại tị nạn ở Gaza ngày 13/5/2025.
Ngày 19/5, 22 quốc gia, bao gồm nhiều nước phương Tây, đã yêu cầu Israel ngay lập tức “cho phép nối lại hoàn toàn viện trợ vào Dải Gaza” sau khi Tel Aviv dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa đối với vùng lãnh thổ này của Palestine.
Tuyên bố chung của bộ trưởng ngoại giao 22 nước cho biết mặc dù ghi nhận “những dấu hiệu cho thấy viện trợ sẽ được nối lại một cách hạn chế, nhưng Israel đã chặn viện trợ nhân đạo vào Gaza trong hơn 2 tháng,” nói thêm rằng “thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm đã cạn kiệt” và “người dân đang phải đối mặt với nạn đói.”
Tuyên bố nêu rõ người dân Gaza phải nhận được viện trợ vô cùng cần thiết đối với họ.
Tuyên bố chung này được đưa ra trong bối cảnh Liên hợp quốc cho biết 9 xe tải viện trợ đã được phép vào Gaza, song đánh giá đây là “giọt nước giữa đại dương,” khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở vùng lãnh thổ ven địa Trung Hải đang bị phong tỏa của Palestine.
Bộ trưởng ngoại giao 22 nước cũng nêu yêu cầu việc cung cấp viện trợ cho Dải Gaza phải được tổ chức bởi Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ.
Các quốc gia ký kết tuyên bố chung lên án “mô hình phân phối mới” mà Israel vừa quyết định, vì “gây nguy hiểm cho những người thụ hưởng và nhân viên cứu trợ, làm suy yếu vai trò và tính độc lập của Liên hợp quốc và các đối tác đáng tin cậy của chúng tôi, đồng thời liên kết viện trợ nhân đạo với các mục tiêu chính trị và quân sự."
Theo tuyên bố, viện trợ nhân đạo không bao giờ được chính trị hóa và lãnh thổ Palestine không được phép bị thu hẹp hoặc chịu bất kỳ thay đổi nhân khẩu học nào.
22 nước cũng nhắc lại thông điệp kiên quyết của mình rằng Hamas phải ngay lập tức thả tất cả các con tin còn lại và cho phép phân phối viện trợ nhân đạo mà không bị cản trở.
Tuyên bố được ký bởi các quốc gia bao gồm Australia, Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Italy, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh.
Ngoài ra, tuyên bố chung cũng nhận được sự ủng hộ từ Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas, Ủy viên EU về viện trợ nhân đạo và quản lý khủng hoảng Hadja Lahbib, cũng như Ủy viên châu Âu phụ trách Địa Trung Hải, bà Dubravka Suica.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-05-20 10:17:00
Rơi máy bay quân sự tại Ai Cập, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng
-
2025-05-20 09:19:00
Tín hiệu lạnh lùng từ phương Tây: Ukraine có đang đánh mất đồng minh?
-
2025-05-20 07:00:00
Ông Trump: Mỹ không bao giờ nên can thiệp vào Ukraine
Cuộc gọi Trump-Putin kết thúc: ý nghĩa, thẳng thắn và hữu ích
Israel chuẩn bị tấn công quy mô lớn tại Nam Gaza
Lô 49 xe tăng M1A1 đầu tiên của Úc lên đường hỗ trợ Ukraine
Ukraine tấn công radar của Nga trên Biển Đen
Báo Mỹ: Cuộc chiến thực sự hiện nay giữa Nga và Ukraine là giành sự ủng hộ của ông Trump
Hãng hàng không Saudi Arabia thực hiện hành động bước ngoặt sau hơn 1 thập kỷ
Hàn Quốc: Đã khống chế được 90-95% diện tích cháy tại nhà máy Kumho Tire
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
Triều Tiên xóa sổ “di sản thống nhất” tại làng đình chiến Panmunjom