(Baothanhhoa.vn) - Ngày 18/5/1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Ấn Độ sau gần nửa thế kỷ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Ngày 18/5/1974, tại sa mạc Rajasthan gần thành phố Pokhran, Ấn Độ đã kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức công phá tương đương với quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Ấn Độ sau gần nửa thế kỷ gia nhập câu lạc bộ hạt nhânẤn Độ đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân vào tháng 5/1998 tại dãy Pokhran ở Rajasthan. Ảnh: hindustantimes.

Vụ thử nghiệm diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm Giác ngộ của Đức Phật, và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được thông điệp “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tại địa điểm thử nghiệm sau khi vụ nổ thành công.

Sự kiện này, khiến Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân thứ 6 của thế giới, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Liên Xô, Anh, Trung Quốc và Pháp.

Ấn Độ sau gần nửa thế kỷ gia nhập câu lạc bộ hạt nhân

Hình ảnh Ấn Độ kích nổ thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình. Ảnh: atomicarchive

Việc kích nổ thành công quả bom đầu tiên này đã phát động một cuộc chạy đua vũ trang mở rộng với Pakistan. Tuy nhiên, cả hai nước đã không có vụ thử hạt nhân nào nữa ngoài việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Ngày 11/5/1998, Ấn Độ đã nối lại thử nghiệm hạt nhân, dẫn đến sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế và khiến Pakistan cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên của mình vào cuối tháng đó.

Các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ diễn ra vào năm 1974 và 1998 đã kéo theo sự chỉ trích từ quốc tế, cùng với đó là các lệnh trừng phạt được đưa ra. Kể từ đó cho đến nay, các lệnh trừng phạt này hầu hết đã bị dỡ bỏ và Hoa Kỳ đã âm thầm chấp nhận việc Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân miễn là Ấn Độ không tiếp tục các vụ thử hạt nhân khác, mặc dù trên bình diện quốc tế Hoa Kỳ luôn tuyên bố không công nhận Ấn Độ là quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Ấn Độ sở hữu vũ khí này trước Pakistan và việc phát triển vũ khí hạt nhân của Pakistan chỉ được coi như hành động đáp trả. Trong khi có nhiều chỉ trích được đưa ra nhằm vào chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pakistan thì cũng có nhiều tranh luận xoay quanh chủ đề chương trình vũ khí hạt nhân Ấn Độ, rằng có hay không tổn hại tới an ninh và ổn định khu vực Nam Á.

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế, cho tới nay, Ấn Độ đã có hàng trăm đầu đạn hạt nhân. Điều này được kiểm chứng thông qua số lượng plutonium dành cho sản xuất vũ khí mà nước này có được trước đó. Ấn Độ cũng là quốc gia thứ 4 sở hữu đủ bộ vũ khí hạt nhân có thể tấn công từ trên bộ, trên không và trên biển. Ấn Độ đã và đang duy trì nhiều máy bay có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, trong đó có những chiến đấu cơ Su-30MKI, Mig-29 và Mirage 2000. Ấn Độ cũng có trong tay các tàu ngầm tấn công hạt nhân, tuy nhiên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Ấn Độ lại có tầm bắn hạn chế. Vì vậy, để có thể tấn công được đối thủ thì buộc các tàu ngầm này của Ấn Độ phải di chuyển tới gần bờ biển của đối phương, và khi đó chúng sẽ đương đầu với nguy cơ bị phát hiện và săn lùng nhiều hơn.

Kho vũ khí tên lửa của Ấn Độ là rất lớn và đa dạng chủng loại. Trong tương lai, Ấn Độ chắn chắn sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Các cơ sở hạt nhân của Ấn Độ cũng cho phép nước này chế tạo nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhau trong thời gian ngắn hơn khi cần thiết.

Mặt khác, trong một diễn biến mới từ trang mạng Defense News dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, New Delhi đã quyết định dành 1.620 tỷ rupee (tương đương 19,94 tỷ USD) để mua sắm các loại vũ khí mới chủ yếu từ các nhà thầu nội địa trong tài khóa 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/4/2023 đến 31/3/2024).

Ấn Độ sau gần nửa thế kỷ gia nhập câu lạc bộ hạt nhânTên lửa Agni-III của Ấn Độ. Ảnh: Missile Threat.

Tại Triển lãm Hàng không Ấn Độ 2023 (Aero India 2023) hồi tháng 2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên bố, trong tài khóa 2023-2024, quốc gia Nam Á dành 75% ngân sách mua sắm quốc phòng để mua các loại vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước nhằm “khai phá những cơ hội mới để đạt mục tiêu tự chủ và thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng của đất nước”.

Tờ Hindustan Times nhấn mạnh 75% là một tỷ lệ lớn chưa từng có từ trước tới nay. Cùng với việc dành khoản ngân sách riêng để mua sắm các loại vũ khí được sản xuất trong nước, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi còn thực nhiều biện pháp để thúc đẩy sự tự chủ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, trong đó có việc tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ mức 49% lên 74% và cấm nhập khẩu hàng trăm loại vũ khí do nước ngoài sản xuất. Cho đến nay, số lượng các loại vũ khí nước ngoài bị cấm nhập khẩu vào Ấn Độ là hơn 400.

Nỗ lực thúc đẩy sự tự chủ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng được triển khai trong bối cảnh nhiều thập niên qua, Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Phát biểu tại Aero India 2023, Thủ tướng Modi khẳng định rằng, ngày nay Ấn Độ “không chỉ là thị trường cho các công ty quốc phòng mà còn là đối tác quốc phòng tiềm năng”. Ấn Độ hiện xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng tới 75 quốc gia trên thế giới và muốn tăng xuất khẩu quốc phòng từ mức 1,5 tỷ USD hiện nay lên 5 tỷ USD vào năm 2025.

Trong khi đó, báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Ấn Độ xếp vị trí thứ 4 tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về khả năng tự chủ trong sản xuất vũ khí.

Hơn hết, mục tiêu của Ấn Độ là cần tập trung phát triển kinh tế và các mối đe dọa về an ninh với Ấn Độ. Không một nhà lãnh đạo nào của Ấn Độ muốn khơi mào cho một cuộc chiến tranh hạt nhân dù dưới bất cứ quy mô nào, nhưng cũng không một nhà lãnh đạo nào cho phép Pakistan đe dọa tới an ninh quốc gia đông dân nhất thế giới.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]