(Baothanhhoa.vn) - Truyền thống hiếu học là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng cá nhân trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi gia đình, dòng họ cũng được xem là một mô hình khuyến học, khuyến tài (KH,KT), góp phần xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời... Vì lẽ đó, trong suốt quá trình phát triển, cùng với việc xây dựng “Gia đình học tập”, các cấp hội khuyến học (HKH) trên địa bàn tỉnh luôn coi trọng và đẩy mạnh hoạt động xây dựng “Dòng họ học tập” (DHHT).

Phát huy vai trò của dòng họ trong xây dựng phong trào khuyến học

Truyền thống hiếu học là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng cá nhân trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi gia đình, dòng họ cũng được xem là một mô hình khuyến học, khuyến tài (KH,KT), góp phần xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời... Vì lẽ đó, trong suốt quá trình phát triển, cùng với việc xây dựng “Gia đình học tập”, các cấp hội khuyến học (HKH) trên địa bàn tỉnh luôn coi trọng và đẩy mạnh hoạt động xây dựng “Dòng họ học tập” (DHHT).

Phát huy vai trò của dòng họ trong xây dựng phong trào khuyến họcDòng họ Bùi Sỹ, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) trao thưởng cho con cháu trong dòng họ đạt thành tích trong học tập và rèn luyện.

Với phương châm “lấy thành đạt nuôi thành đạt”, phong trào khuyến học của dòng họ Lê, thị trấn Thiệu Hóa đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của con cháu trong dòng họ ngay từ những ngày đầu ban khuyến học (BKH) dòng họ thành lập. Hiện 100% gia đình trong dòng họ Lê đều là thành viên của BKH và tham gia đóng góp xây dựng quỹ thường xuyên. Qua thống kê, đến nay số tiền quỹ khuyến học (QKH) của dòng họ Lê đã đạt trên 178 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, hàng năm vào dịp giỗ tổ, BKH dòng họ tổ chức phát thưởng cho các cháu học sinh trong họ đạt thành tích cao trong học tập, với tổng số tiền từ 12 - 18 triệu đồng. Ngoài khen thưởng, BKH dòng họ còn thường xuyên tổ chức cho các cháu đi tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa như: Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh; thăm quê Bác; viếng Lăng Bác, tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám...

Những hoạt động ý nghĩa này đã góp phần động viên, khuyến khích con cháu thi đua học tập, rèn luyện. Nhiều cháu đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Trong năm 2018 dòng họ có 2 cháu đạt giải ba quốc gia, năm 2019 có 2 cháu đạt giải nhì quốc gia...

Truyền thống đáng quý của dòng họ Lê ở thị trấn Thiệu Hóa là qua nhiều thế hệ, con cháu trong dòng họ không ai thất học, bỏ học, các hộ gia đình đều sống hòa thuận, không ai vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Con cháu đến tuổi đi học đều phải đến trường; mỗi gia đình luôn quan tâm chăm lo cho con cháu mình từ việc học đến giáo dục đạo đức... Nhờ đó, thế hệ nào cũng xuất hiện những gia đình, cá nhân nêu gương sáng trong lao động và học tập. Dòng họ hiện có hơn 950 nhân khẩu, nhưng có tới 5 tiến sĩ, trong đó có 2 người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư; 21 thạc sĩ và hơn 300 người có trình độ đại học...

Không chỉ có dòng họ Lê, hưởng ứng phong trào xây dựng DHHT rất nhiều dòng họ trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã tích cực vận động các gia đình, con cháu tham gia xây dựng DHHT với nhiều thành tích đáng tự hào, như: Dòng họ Phùng ở thị trấn Thiệu Hóa; họ Phan Văn, xã Thiệu Giao; họ Nguyễn Đình, xã Thiệu Phú... Đến nay, toàn huyện Thiệu Hóa có 285 dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng XHHT, đẩy mạnh hoạt động KH,KT trên địa bàn huyện.

Tại huyện Quảng Xương, để phong trào xây dựng DHHT đạt kết quả cao, HKH huyện thường xuyên tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng các dòng họ, qua đó, lập kế hoạch hướng dẫn thực hiện, khuyến khích các dòng họ, nhất là những dòng họ còn khó khăn, thành lập BKH, phát triển hội viên, xây dựng QKH, đẩy mạnh các hoạt động KH,KT và xây dựng XHHT. Phương châm xuyên suốt của HKH huyện Quảng Xương là bám sát dòng họ, gần cơ sở, từ đó, động viên, cổ vũ các dòng họ làm khuyến học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức, cách làm của các dòng họ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có hàng trăm dòng họ được công nhận DHHT như, dòng họ Trần Ngọc, xã Quảng Lưu; Đoàn Công, xã Quảng Hải; Hoàng Duy, xã Quảng Ngọc; Tô Văn, xã Quảng Thái; họ Bùi Sỹ, thị trấn Tân Phong...

Ở một số địa phương khác như Hoằng Hóa, Ngọc Lặc, Yên Định, Nga Sơn, Bá Thước, Hậu Lộc... phong trào xây dựng DHHT cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê của HKH tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 10.397/11.132 dòng họ đăng ký xây dựng DHHT, đạt tỷ lệ 93,4%. Cùng với các dòng họ, toàn tỉnh có 4.393/4.393 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng “Cộng đồng học tập”, đạt tỷ lệ 100%; 2.598/2.630 đơn vị đăng ký xây dựng “Đơn vị học tập”, đạt tỷ lệ 98,8%...

Thực tế cho thấy, sự chủ động và khơi dậy truyền thống hiếu học của mỗi gia đình, dòng họ cũng như kết quả trong xây dựng DHHT ở các địa phương đang tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy phong trào KH,KT của tỉnh không ngừng phát triển. Kết quả này cũng là nền tảng, tiền đề giúp giáo dục nhà trường gắn kết chặt chẽ hơn với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, qua đó, tạo sự đồng thuận trong từng cộng đồng dân cư, thúc đẩy chủ trương xây dựng XHHT theo Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không ngừng phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]