(Baothanhhoa.vn) - Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, cùng sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, những năm gần đây, công tác xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia (CQG) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, cùng sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, những năm gần đây, công tác xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia (CQG) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Nỗ lực xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Cơ sở vật chất, khuôn viên trường, lớp học của Trường THPT Ngọc Lặc được xây dựng khang trang, hiện đại đáp ứng tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

Mặc dù đứng chân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, song, năm 2018, Trường THPT Lang Chánh đã được công nhận trường đạt CQG. Thầy giáo Nguyễn Đình Bảy, Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh, cho hay: Trước khi xây dựng chuẩn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu nhiều hạng mục. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của tỉnh, ngành giáo dục và chính quyền địa phương, những khó khăn, vướng mắc dần được tháo gỡ, diện mạo nhà trường từng bước được khởi sắc. Theo đó, nhiều hạng mục như, nhà đa năng, khuôn viên sân trường, trang thiết bị phòng học bộ môn... được đầu tư mua sắm, xây dựng kiên cố, hiện đại, bảo đảm tiêu chí của trường đạt CQG. Qua đó, tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tại Trường THPT Ngọc Lặc, nhiều hạng mục công trình cũng được chính quyền địa phương, ngành chức năng và nhà trường đầu tư xây dựng theo tiêu chí trường đạt CQG. Thầy giáo Vũ Ngọc Liêm, Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Lặc, cho biết: Xây dựng trường học đạt CQG là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của ngành giáo dục nhằm chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, đồ dùng và trang thiết bị dạy, học cũng như chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong quá trình xây dựng trường chuẩn, nhà trường luôn nỗ lực tham mưu, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Hơn 1 năm qua, nhà trường đã được đầu tư xây dựng hàng chục hạng mục công trình, như: chỉnh trang khuôn viên sân trường theo hướng xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; cải tạo lại phòng học, hệ thống cửa phòng học; nâng cấp cổng trường; lắp đặt hệ thống phòng họp hiện đại; xây dựng mới nhà để xe cho giáo viên và học sinh... Hiện, nhà trường đang được đầu tư thêm 2 công trình là nhà đa năng và nhà học bộ môn. Dự kiến nhà trường sẽ được công nhận CQG vào tháng 9-2021 sau khi hoàn thành 2 công trình trên.

Có thể thấy, với sự nỗ lực từ nhiều phía đã có không ít trường THPT đạt CQG và đang trong giai đoạn nước rút để “về đích”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường THPT gặp khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn. Theo quy định, để đạt trường CQG cấp THPT phải đáp ứng 5 tiêu chí đó là: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; chất lượng giáo dục; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Với 5 tiêu chí trên, theo nhiều lãnh đạo trường THPT, tiêu chí tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tiêu chí khó thực hiện đối với các nhà trường. Cô giáo Trần Cẩm Ngà, Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Thai Mai (Quảng Xương), chia sẻ: “Để đáp ứng các tiêu chí của một trường CQG, hiện nay nhà trường vẫn thiếu khu nhà đa năng và các phòng học bộ môn cùng các trang thiết bị đi kèm. Để hoàn thiện các hạng mục trên, nhà trường cần hơn 10 tỷ đồng. Với số tiền đó, nếu để nhà trường tự thân vận động thì việc đạt chuẩn là rất khó”.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm 2020, toàn tỉnh chỉ có 1/10 trường THCS&THPT đạt CQG, đạt tỷ lệ 10%; 40/86 trường THPT đạt CQG, đạt tỷ lệ 46,51%. So với năm 2015, toàn tỉnh đã tăng 24 trường THPT đạt chuẩn. Thế nhưng, nếu so sánh kết quả này với các bậc học mầm non (72,71% trường đạt chuẩn), tiểu học (88,45% trường đạt chuẩn) và THCS (74,37% trường đạt chuẩn), thì số lượng trường THPT trên địa bàn tỉnh đạt CQG còn khiêm tốn. Nhận định về kết quả này, nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, “rào cản” lớn nhất trong xây dựng trường THPT đạt chuẩn vẫn là nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng khu nhà đa năng và các phòng học bộ môn. Nếu xây dựng được các hạng mục này, mỗi trường phải cần 7 đến trên 10 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách tỉnh, địa phương hỗ trợ còn hạn chế. Điều này khiến cho việc đầu tư xây dựng trường THPT đạt chuẩn chưa đạt được như mong muốn.

Xây dựng trường học đạt CQG nói chung, trường THPT đạt CQG nói riêng, là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giáo dục, nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, với kết quả xây dựng trường chuẩn ở bậc học THPT như hiện nay, ngành giáo dục cũng như các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa cho công tác này. Cụ thể là thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để các tầng lớp Nhân dân thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn, từ đó ủng hộ, phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các tiêu chí của trường CQG. Bản thân các đơn vị trường cần tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa của trường đạt CQG.

Bài và ảnh: PS


Bài và ảnh: PS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]