(Baothanhhoa.vn) - Giai đoạn nào cũng vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục mũi nhọn nói riêng, ngoài sự chỉ đạo sáng tạo, năng động của ngành chức năng, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và chung tay góp sức của toàn xã hội, không thể thiếu sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và mỗi học sinh. Đó là cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khẳng định vị thế “đất học” xứ Thanh

Giai đoạn nào cũng vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục mũi nhọn nói riêng, ngoài sự chỉ đạo sáng tạo, năng động của ngành chức năng, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và chung tay góp sức của toàn xã hội, không thể thiếu sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và mỗi học sinh. Đó là cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đạo tạo, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè đón em Hoàng Minh Trung đạt HCV Sinh học quốc tế năm 2018 từ Iran trở về. Ảnh: PV

Với nhiều năm liên tục có học sinh đạt giải tại kỳ thi Olympic quốc tế; hàng chục em đạt giải quốc gia các môn văn hóa mỗi năm; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng tốp đầu, Thanh Hóa đã và đang là địa phương có “tên tuổi” trong nền giáo dục cả nước. Điểm lại thành tích trong năm học “vàng” 2017-2018 cho thấy, trong năm học này, toàn tỉnh có 64 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa, trong đó có 6 giải nhất, 17 giải nhì, 22 giải ba và 19 giải khuyến khích, tăng 11 giải so với năm học 2016 - 2017. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2018, học sinh tỉnh nhà đạt 6 huy chương các loại. Trong đó, có 1 học sinh đạt Huy chương Vàng (HCV) quốc tế môn Sinh học (em Hoàng Minh Trung), 1 học sinh đạt HCV quốc tế môn Vật lý (em Nguyễn Ngọc Long) và 1 học sinh đạt Huy chương Bạc (HCB) quốc tế môn Hóa học (em Nguyễn Văn Chí Nguyên), đều là học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn... Đây là năm học ngành giáo dục tỉnh nhà đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại đấu trường tri thức quốc tế. Như vậy, tính từ năm 1984 đến nay, Thanh Hóa đã đạt 48 huy chương Olympic khu vực và quốc tế, gồm 9 HCV, 16 HCB, 17 Huy chương Đồng (HCĐ), 6 bằng khen. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, đạt 8 huy chương quốc tế, gồm 4 HCV thuộc các môn Toán học, Hóa học, Sinh học và Vật lý; 3 HCB thuộc các môn Toán học và Hóa học và 1 HCĐ môn Sinh học.

Đằng sau chuỗi thành tích là những vất vả, khó khăn, những nỗ lực vượt bậc và sáng tạo của cả thầy và trò. Giáo dục xứ Thanh với chuỗi thành tích được nối dài là nhờ những tấm lòng yêu nghề của những người thầy và sự nỗ lực không mệt mỏi của mỗi học sinh. Đó cũng là kết quả của sự vận dụng sáng tạo, tìm hướng đi đúng trong chỉ đạo, điều hành của ngành giáo dục đối với các nhà trường. Đặc biệt, đối với Trường THPT chuyên Lam Sơn, đơn vị chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng các đội tuyển của tỉnh tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và Olympic khu vực, quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) luôn chỉ đạo nhà trường tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý trường học, chú trọng công tác phát hiện, ươm mầm học sinh tiêu biểu, xuất sắc để bồi dưỡng, phát huy tài năng của các em. Chính vì thế, thành tích tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Olympic khu vực và quốc tế không ngừng được nâng lên. Thầy giáo Chu Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn, cho biết: “Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhất là việc giữ vững thành tích qua các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng, hằng năm, nhà trường tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý trường học, quản lý công tác chuyên môn, coi trọng phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Cùng với đó, quan tâm thực hiện tốt cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng, tạo môi trường giảng dạy, học tập tốt nhất để mỗi giáo viên, học sinh phấn đấu, phát huy hết năng lực của mình trong dạy và học”.

Thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh nhà luôn bảo đảm tính ổn định và có chiều hướng phát triển kể cả các giải quốc gia và quốc tế. Kết quả này là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó, phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy là khâu quan trọng. Ngoài ra, việc khen thưởng kịp thời cho học sinh, giáo viên tham gia ôn luyện học sinh giỏi cũng là giải pháp thiết thực. Ngay sau khi có kết quả thi học sinh giỏi, nhiều trường đã tổ chức vinh danh, khen thưởng cho giáo viên và học sinh. Cùng với đó, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh cũng đã tuyên dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Việc làm này đã cổ vũ, động viên tinh thần của cả thầy và trò, đồng thời, tạo sự đồng thuận ở phụ huynh học sinh trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục mũi nhọn nói riêng, qua đó, khẳng định vị thế “đất học” xứ Thanh trong sự nghiệp “trồng người” của ngành giáo dục nước nhà.


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]